Creative Corner

Chủ Nhật, 29 tháng 1, 2012

Tại sao công ty nhỏ cần những suy nghĩ lớn?

Papa John's, Dell và Microsoft… là một vài cái tên trong số muôn vàn công ty khởi sự kinh doanh với số vốn ít ỏi và chỉ do một cá nhân điều hành. Tuy nhiên, điểm khác biệt duy nhất ở đây khiến cho Papa John's, Dell và Microsoft vượt lên khỏi ngưỡng “nhỏ” đó là những người đứng đầu từ chối việc nhìn nhận và hành động như một “chú lùn”, ngay cả khi thực tế họ là như vậy. Câu hỏi thường xuyên được đặt ra tại các buổi bàn bạc, hội thảo kinh doanh là:“Đâu là những quy tắc của các công ty nhỏ?”. Câu trả lời là: Không có bất kỳ quy tắc nào.


Mặc dù vậy, đây không phải là một câu hỏi vô nghĩa. Trên thị trường hiện nay có hàng trăm triệu công ty nhỏ đang hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau. Và có thể phần lớn trong số họ mãi mãi vẫn sẽ là công ty nhỏ.
Đây là một vấn đề tâm lý: nếu bạn luôn nghĩ rằng công ty bạn là công ty nhỏ để rồi chỉ tìm kiếm các ý tưởng và phương pháp phát triển dành cho công ty nhỏ, thì cho đến bao giờ bạn cũng chỉ là một công ty nhỏ cùng với những hoạt động kinh doanh hầu như không sinh lời.
Bạn hãy vượt qua rào cản, hãy nghĩ rằng công ty bạn lúc này là một công ty còn non trẻ, mới khởi sự và có thể nhỏ bé, nhưng đến một ngày không xa, công ty chắc chắn sẽ trở thành doanh nghiệp lớn.
Bill Gates
Mọi tập đoàn hùng mạnh nhất trên thế giới đều phải khởi đầu từ những hoạt động kinh doanh nhỏ. Sau khi kết thúc năm thứ nhất đại học, cậu sinh viên Bill Gates đã từ bỏ “giấc mơ Harvard” để tới Albuquerque viết chương trình phần mềm cho chiếc máy tính cá nhân đầu tiên trên thế giới, MITS Altair 8800.
Đã có lúc IBM đề nghị mức giá 2 triệu USD để Gates viết chương trình cho chiếc PC của IBM. Nếu lúc đó Bill Gates chỉ xem bản thân như người điều hành một công ty nhỏ, có lẽ Gates đã sung sướng đón nhận khoản tiền 2 triệu USD khổng lồ và ngày nay, Bill Gates không bao giờ có thể trở thành người dẫn đầu trong danh sách những tỷ phú nhất thế giới với tài sản lên tới 50 tỷ USD. Bạn nghĩ sẽ có bao nhiêu công ty nhỏ trong số hàng trăm triệu công ty ngày nay sẵn sàng đón nhận 2 triệu USD? Có thể là rất nhiều.
Chiến đấu với công ty 6,6 tỷ USD
Michael Dell cũng rời trường đại học Texas sau năm thứ hai để thành lập một công ty máy tính cá nhân của riêng mình - một ý tưởng nảy sinh trong đầu khi Dell còn đang ngái ngủ. Và Dell giờ đây đã trở thành đối thủ cạnh tranh lớn nhất của công ty nào? Chính là “người khổng lồ” về phần cứng máy tính: IBM.
Hãng Dell Computer khởi sự vào năm 1984. Vào thời điểm đó, IBM đã là một tượng đài sừng sững trong thế giới kinh doanh với doanh thu hàng năm lên tới 6,6 tỷ USD và là công ty lớn nhất thế giới. Theo nhận xét của Tạp chí Fortune, IBM là miếng bánh hấp dẫn nhất nước Mỹ cho các nhà đầu tư thời bấy giờ.
Hiện nay, Dell đã được công nhận là hãng sản xuất máy tính cá nhân lớn nhất thế giới, trong khi IBM buộc phải chia tay với thị trường máy tính cá nhân sau khi thua lỗ hàng tỷ USD.
Tránh những quy tắc đặc biệt
Một sinh viên năm thứ hai Đại học Texas làm thế nào để đương đầu với một công ty quyền lực nhất thế giới? Vào năm 1984, IBM kiểm soát 50% thị trường máy tính cá nhân toàn cầu, chưa kể tất cả các đối thủ cạnh tranh lớn của IBM đều được dãn mác “nhân bản”, bởi vì họ đều bán các sản phẩm Windows/Intel như nhau.
Nếu Michael Dell đã từng đọc cuốn sách “Những quy tắc đặc biệt dành cho doanh nghiệp nhỏ” (Special Rules for a Small Business), chắc là ông đã từ bỏ ngay kế hoạch sản xuất máy tính cá nhân để gia nhập thị trường thực phẩm, ăn uống. Dell có lẽ không biết đến lời khuyên trong cuốn sách: “Trở thành một đối tác nhận nhượng quyền kinh doanh của hãng kem Baskin-Robbins có lẽ tốt hơn nhiều so với việc gia nhập liên minh IBM”.
Phần lớn các chủ doanh nghiệp thành công đều có hai đức tính khiến họ trở nên khác biệt so với các doanh nhân bình thường khác: Thứ nhất, họ hoàn toàn không e ngại bất cứ điều gì; thứ hai, họ suy nghĩ rất kỹ lưỡng và có trọng tâm.
Duy trì trọng tâm
Trước sức hấp dẫn của thị trường, bất kỳ một doanh nhân nào cũng đều muốn gia nhập thị trường máy tính cá nhân. Tuy nhiên, Gates chỉ duy trì trọng tâm kinh doanh vào các phần mềm, thậm chí cả khi ông phải hứng chịu không ít nghi ngờ từ phía khách hàng về mức độ bảo mật của các phần mềm đó.
Michael Dell cũng suy nghĩ và hành động rất có trọng tâm. Thông thường, một công ty muốn tăng doanh số bán hàng sẽ bán sản phẩm qua tất cả các kênh phân phối. Michael Dell lại không làm như vậy, mà ông chỉ tập trung vào việc bán máy tính cá nhân qua điện thoại. Và Dell không cố gắng hướng đến tất cả các loại khách hàng, ông chỉ tập trung khai thác thị trường doanh nghiệp.
Việc duy trì trọng tâm kinh doanh đã đem lại cho Dell những thành tựu to lớn. Dell đã kiên định và ông đã biến chiến lược của mình thành hiện thực: một sản phẩm là máy tính cá nhân, một thị trường là thị trường doanh nghiệp, một kênh phân phối là phân phối trực tiếp qua điện thoại. Trong thập niên 1990, Dell Computer là công ty có tốc độ tăng trưởng ngoạn mục nhất trong danh sách Standard & Poor's 500.
Chỉ tập trung vào bánh pizza
John Schnatter chưa bao giờ có mặt trong giảng đường đại học. Ông khởi sự với một cửa hàng thức ăn nhanh tại quán rượu của người cha ở Indiana. Thực đơn từ lúc đó đến nay vẫn là: Bánh mì kẹp thịt bò pho-mát, bánh mì kẹp hải sản, nấm chiên, rau trộn và pizza.
Liệu John Schnatter (được biết đến với cái tên Papa John) có trở nên nổi tiếng, nếu ông bổ sung thêm nhiều món vào thực đơn của cửa hàng? Câu trả lời chắc chắn là không. Ông chỉ tập trung vào bánh pizza.
Papa John đã trở thành dây chuyền cung cấp bánh pizza lớn thứ ba tại Mỹ (sau Pizza Hut và Domino) với doanh thu năm 2005 lên đến 969 triệu USD.
Trong mọi lĩnh vực kinh doanh, mọi ngành công nghiệp, mọi thành phố, bạn sẽ thấy các công ty nhỏ ngày nay luôn khát khao tăng trưởng, nhưng chiến lược của họ đều như nhau. Họ theo đuổi lối tư duy kinh doanh chật hẹp theo kiểu “Ai, Cái gì, Tại sao, Khi nào, Ở đâu và Như thế nào?”.
- Chúng ta có thể bán hàng cho ai?
- Chúng ta có thể bổ sung thêm gì vào danh sách sản phẩm?
- Tại sao chúng ta không thể mở rộng các hoạt động kinh doanh?
- Khi nào thì chúng ta có thể mở rộng danh mục sản phẩm/dịch vụ?
- Chúng ta có thể phân phối sản phẩm/dịch vụ ở đâu?
- Chúng ta phải thu hút thêm sự quan tâm của khách hàng tới sản phẩm/dịch vụ đang cung cấp như thế nào?
Hãng 1-800-GotJunk
Hầu như tất cả mọi người đều làm tất cả mọi việc – thương mại và công nghiệp, xa và gần, nhỏ và lớn, đóng gói và không đóng gói.
Khi mới 19 tuổi, Brian Scudamore có lần nhìn thấy một chiếc xe tải chở rác đi ra từ một cửa hàng của McDonald, thế là ông nảy ra ý tưởng thành lập công ty 1-800-GotJunk, chuyên vận chuyển phế liệu. Từ số vốn 700 USD, ngày nay, 1-800-GotJunk đã có trên 150 đại lý nhượng quyền kinh doanh với khoảng 75 triệu USD doanh thu hàng năm. Thay vì vận chuyển mọi thứ, Brian Scudamore đã có một gia tài khổng lồ nhờ vận chuyển duy nhất một thứ: phế liệu.

Đối với hàng triệu công ty nhỏ trên thị trường, chúng ta có 2 quy tắc…
Một câu hỏi khác cũng thường xuyên được đặt ra tại các buổi bàn luận, hội thảo kinh doanh là: “Tại sao bạn không vận dụng kinh nghiệm thành công của các công ty nhỏ?”. Đây là điều rất nên làm, bởi công ty nhỏ nào tuân thủ đúng các quy tắc đều trở thành các công ty lớn.
Quy tắc thứ nhất: Suy nghĩ lớn. Nếu bạn là một công ty nhỏ và muốn mãi vẫn là một công ty nhỏ, hãy suy nghĩ nhỏ. Nếu bạn là một công ty nhỏ và muốn trở thành một công ty lớn, hãy suy nghĩ lớn.
Quy tắc thứ hai: Tuân thủ các luật lệ tiếp thị. Nếu bạn là một công ty nhỏ, bạn sẽ không thể quảng bá sản phẩm/dịch vụ tới mọi góc gách của thị trường, trừ khi bạn làm đúng theo các luật lệ của hoạt động tiếp thị. Nếu bạn là một công ty lớn với những nguồn lực kinh doanh dồi dào, bạn có thể sẽ thường xuyên vi phạm và quên các luật lệ đó.
Không phải tất cả mọi công ty nhỏ đều có thể “chuyển đổi” thành các công ty lớn, nhưng huyền thoại quảng cáo Leo Burnett luôn cho rằng điều này sẽ trở thành hiện thực, một khi bạn có những suy nghĩ lớn lao. “Khi bạn vươn lên để hái các ngôi sao trên trời, có thể bạn không lấy được một ngôi sao nào, song thứ bạn có được sẽ không phải là một nắm bùn”, Leo Burnett nói.

Thứ Bảy, 28 tháng 1, 2012

Ý nghĩa ẩn giấu sau 10 logo thương hiệu nổi tiếng

Nhiều người nhìn thấy logo của LG, Amazon hay FedEx hằng ngày mà không nhận ra những ý nghĩa ẩn giấu đằng sau chúng. Dù người ta đã tốn nhiều giấy mực để bàn về ý nghĩa của logo LG, một số người khác phát hiện ra rằng có một khuôn mặt pacman ẩn giấu đằng sau logo của hãng này. Pacman vốn là một trò chơi điện tử rất phổ biến ở Nhật Bản và các nước phương Tây trong thập niên 1980. Sức ảnh hưởng của trò chơi này lớn đến nỗi từng có cả một "văn hóa pacman" thời kỳ đó.
 
 
Khi nhìn logo của cửa hàng sách trực tuyến lớn nhất thế giới Amazon, người ta dễ dàng nghĩ đến một cái miệng cười thân thiện. Tuy nhiên, nếu nhìn kỹ hơn, mũi tên chạy từ chữ A đến chữ Z hàm ý tại cửa hàng của Amazon, khách hàng có thể tìm thấy mọi thứ từ A đến Z.
 
 
Nhiều người đã nhìn logo của FedEx hàng trăm lần mà không nhận ra rằng có một mũi tên được tạo ra bởi hai chữ cái E và X ở cuối cùng. Mũi tên ngụ ý tốc độ của hãng chuyển phát nhanh này.
 
 
Logo của công ty phần mềm nổi tiếng thế giới Sun Microsystems bao gồm 4 chữ Sun đan xen nhau và có thể đọc được khi nhìn từ mọi hướng. Các chuyên gia đánh giá đây là ví dụ tuyệt vời về các loại logo có tính đối xứng.
 
 
Khi mới nhìn logo của hãng kem hiện có mặt tại hơn 30 quốc gia trên thế giới, khách hàng chỉ thấy hai chữ cái B và R, viết tắt cho thương hiệu Baskin Robbins. Tuy nhiên, sau đó người ta sẽ nhận ra số 31 được nhấn mạnh bằng màu hồng và tò mò muốn biết con số này tượng trưng cho điều gì. Đây là chiêu quảng cáo cho ý tưởng của hãng về việc bán 31 loại kem trong tháng, mỗi ngày một hương vị khác nhau.
 
 
Hãng truyền thông NBC sở hữu một trong những logo nổi tiếng nhất trên thế giới, bao gồm hình một con công đang xòe rộng đuôi, cổ nhìn sang bên phải, biểu lộ hàm ý công ty này luôn nhìn về phía trước, không phải phía sau.
 
 
Carrefour là tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới. Do là một công ty của Pháp, từ Carrefour trong tiếng Pháp mang nghĩa "đường giao nhau". Logo của hãng bao gồm chữ “C” ở giữa và 2 mũi tên chỉ hai hướng ngược chiều.
 
 
Five-Ten là một hãng nổi tiếng chuyên sản xuất giày thể thao, có trụ sở tại Mỹ. Logo này khiến người ta không thể quên cái tên Five Ten, khi nhìn từ một hướng họ sẽ nhìn thấy con số 5 và nhìn từ hướng khác thì lại nhận ra số 10.
 
 
Logo của thương hiệu socola Toblerone ẩn giấu hình một con gấu trên hình đỉnh núi. Con gấu này là biểu tượng của thành phố Berne, Thụy Sĩ, nơi sản xuất ra loại socola nổi tiếng thế giới này.
 
 
Logo độc đáo của dịch vụ thực phẩm trực tuyến Forkware mang hình cái dĩa (fork) quấn tròn như một dây mạng (wire). Logo này cũng trông như ký hiệu @, mang tính công nghệ cao.
 

Thứ Hai, 16 tháng 1, 2012

Phát hiện hóa thạch loài rắn đầu rồng

Các nhà khoa học Brazil vừa phát hiện hóa thạch một loại quái vật biển có tên “Rắn đầu rồng” niên đại khoảng 85 triệu năm tại vùng biển Nam Cực.
Đây là phát hiện mới nhất về loài động vật sinh sống ở vùng biển Nam Cực, trước đây các nhà khoa học cũng đã từng phát hiện hóa thạch của loài động vật sinh sống ở đây có niên đại khoảng 15 triệu năm.
Ảnh phục chế loài rắn đầu rồng tại Nam Cực (Ảnh: Tech.gmw)
Ảnh phục chế loài rắn đầu rồng tại Nam Cực (Ảnh: Tech.gmw)
Trưởng nhóm nghiên cứu Alexandria – Koerner, công tác tại trường Đại học Liên bang Rio de Janeiro, Brazil, cho biết: “Chúng tôi thấy rằng những mảnh vỡ không phải là một phần của hóa thạch trước đây đã được biết đến cuộc sống của nó ở châu lục này, điều này cho thấy sự đa dạng của loài rắn đầu rồng ở Nam cực rất phong phú“. Hóa thạch rắn đầu rồng vừa phát hiện có chiều dài khoảng 6 đến 7 mét.
Tuy nhiên, những mảnh xương hóa thạch này không thể xác định chúng thuộc chủng loại rắn đầu rồng nào. Hóa thạch này được phát hiện trong lần thu thập hóa thạch và nham thạch vào năm 2006 và năm 2007 tại đảo Ross Nam Cực.
Các hóa thạch khác thu thập được hiện đang được lưu giữ trong Bảo tàng Quốc gia, chủ yếu là xương sống động vật và thực vật hóa thạch bao gồm một mẩu thân cây cùng thời với hóa thạch rắn đầu rồng, những mẩu gỗ cho thấy sự sinh trưởng tươi tốt lúc bấy giờ ở các khu rừng thuộc Nam Cực.
Phát hiện này là phát hiện mới nhất về loài quái vật biển vừa được công bố.

Quái vật hồ Nix

Phía Bắc đảo Great Bristain có một hồ nổi tiếng thế giới nhờ có quái vật, gọi là hồ Nix.
Một ngày xuân năm 1802, một nông dân đang cắt cỏ bên hồ bỗng thấy một con quái vật nhô đầu khỏi mặt nước, bơi bằng một chiếc vây chân to và ngắn, sau đó biến mất... Một ngày mùa thu năm 1880, có vài chiếc du thuyền chở đầy khách, bỗng nhiên một cái đầu với cái cổ dài của quái vật vươn lên khỏi mặt nước. Mọi người ai cũng hốt hoảng, một chiếc thuyền không khéo điều khiển đã bị lật chìm.
Mùa hè năm 1933, báo Tín Phong đăng bài viết vợ chồng Mike đã tận mắt trông thấy quái vật hồ Nix: "Một quái vật khổng lồ đùa giỡn trên mặt hồ". Ít lâu sau, một người Anh tên Wilson đã chụp được ảnh quái vật gây xôn xao dư luận toàn thế giới. Từ đó họ gọi quái vật là Nixie.

Con Plesiosauria chộp bắt một con chim (Ảnh: signosaurus)
Sau những năm 60, các nhà khoa học dùng máy ảnh dưới nước Sonar bố trí khảo sát hồ Nix, thu được những thành quả đáng mừng, nhất là một tấm ảnh chụp hình giống như chiếc vây, làm chứng cứ cho sự có mặt của quái vật. Qua phân tích, chiếc vây này dài khoảng 2m, hình thoi dẹt đang hoạt động. Về sau, lại chụp được đầu quái vật ở độ sâu 11-25m. Căn cứ vào ảnh chụp, các nhà khoa học đã dựng lại được hình ảnh của quái vật: Cao khoảng 15-20m, cổ dài từ 3-4m, đầu nhỏ, trên đầu nhô ra một cái sừng.
Một số nhà khoa học căn cứ vào đó suy ra rằng, quái vật là hậu duệ của một loài bò sát dưới nước sống cách đây khoảng 65-70 triệu năm, gọi là rồng cổ rắn (Plesiosauria).
Rồng cổ rắn đã tuyệt chủng từ rất lâu, lẽ nào còn lại đến ngày nay? Nó sống bằng gì, như thế nào? Khi chết xác của nó biến đi đâu?... Những câu hỏi này các nhà khoa học đã đưa ra để tìm đến những giải thích hợp lý nhưng vẫn chưa có kết quả đích thực.

Quái vật kỷ Jura lộ diện

Các nhà khoa học đã phát hiện ra hóa thạch của một con quái vật khổng lồ có hình bò sát lai cá tại một nghĩa trang thuộc kỷ Jura có niên đại 150 triệu năm, trên hòn đảo ngoài khơi Na Uy.
Nhóm nghiên cứu Na Uy đã tìm thấy xác của tổng cộng 28 con xà đầu long và ngư long - những con vật biển săn mồi hàng đầu khi khủng long cai trị mặt đất - tại hòn đảo Spitsbergen, cách Bắc cực 1.300 km.
"Trong số đó là một con quái vật khổng lồ, với các đốt sống to bằng đĩa ăn và răng to bằng các quả dưa chuột", Joern Hurum, tại Đại học Oslo, phát biểu. "Chúng tôi tin rằng bộ xương này vẫn được giữ nguyên từ trước tới giờ và dài khoảng 10 m. Nó là một dạng của thằn lằn gò thuộc xà đầu long với cái cổ ngắn và sọ vĩ đại".
Những con thằn lằn gò được biết đến qua các dấu tích được phát hiện tại nhiều nơi như Anh và Argentina, nhưng chưa có bộ xương hoàn chỉnh nào được tìm thấy. Sọ của con thằn lằn gò này là lớn nhất từ trước tới nay.
Phác họa hình "quái vật biển cả"
Phác họa hình "quái vật biển cả" (Ảnh: nationalgeographic.com)
Xà đầu long bơi bằng 2 bộ vây lớn và thường săn mồi là những con thằn lằn nhỏ hơn. Tất cả đều tuyệt chủng cùng lúc khủng long biến mất trên trái đất khoảng 65 triệu năm trước.
Các nhà khoa học đánh giá khu nghĩa trang hoá thạch này là một trong những khu vực quan trọng nhất để nghiên cứu thằn lằn biển từng được phát hiện trong những thập kỷ gần đây.

Quái vật cổ đại nhai sống cá mập

Đó là một sinh vật biển dài 10 m, nặng 4 tấn và có hàm răng sắc nhọn mở ra một cách thình lình với lực cắn nặng tới 5 tấn. Con vật có thể nhai bất cứ thứ gì trong đại dương lọt vào tầm ngắm của nó.
Các nhà khoa học giờ đây nhận định, loài cá cổ đại này, Dunkleosteus terrelli, có thể là vị vua đầu tiên của các loài thú dữ. Sinh vật sống 400 triệu năm trước và có thể xé xác cá mập ra làm đôi chỉ bằng một phát cắn.
Nghiên cứu cho thấy Dunkleosteus có bộ hàm khoẻ nhất trong mọi loài sinh vật biển từ trước tới nay, ngang ngửa với sức mạnh của T-rex và các loài cá sấu hiện đại khác.
"Dunkleosteus có thể ăn tươi nuốt sống bất cứ thứ gì trong môi trường của nó", Philip Anderson, nhà nghiên cứu đứng đầu tại Đại học Chicago, Mỹ, nói. Con vật là kẻ ăn thịt thống trị vào thời đó.
Anderson và Mark Westneat, tại Bảo tàng Field ở Chicago, đã sử dụng hoá thạch Dunkleosteus để tạo nên một mô hình máy tính về các cơ và lực cắn của nó. Họ tìm thấy sinh vật có thể cắn mạnh với lực lên tới 5 tấn. Và nó mở hàm rất nhanh, chỉ trong 1/50 giây, để tạo ra một lực hút các con mồi vào trong miệng. Các loài cá thường chỉ có lực cắn mạnh hoặc cú cắn nhanh, chứ không có cả hai.
Chiếc sọ của loài cá cổ đại Dunkleosteus terrelli
Chiếc sọ của loài cá cổ đại Dunkleosteus terrelli (ảnh: cnrs.fr)
Dunkleosteus là thuộc nhóm placoderms, nhóm cá dữ tợn thống trị hệ sinh thái biển vào kỷ Đevon, khoảng 360-415 triệu năm trước. Sức cắn mạnh mẽ của nó cho phép con vật ăn được các sinh vật mạnh khác vào thời đó như cá mập và động vật chân đốt.

Bí ẩn về quái vật đã khiến cho cá mập lớn phải sợ hãi

Nhật Bản trước đây nửa thế kỷ, đã từng có báo đưa tin như sau: Chiếc thuyền mò lượm ngọc trai đang đi dọc bờ biển Australia, thuyền trưởng vì muốn vớt lại số ngọc trai để trên thuyền cá bị đắm trước đó, nên đã lặn xuống biển, một lát sau, các thuyền viên trên tàu nhận được một tín hiệu yêu cầu tiếp ứng, vội kéo dây thừng lên, tới nơi, đầu dây thừng chỉ có chiếc mũ và dây bảo hiểm của thuyền trưởng. Các thợ lặn lập tức xuống biển để cứu ứng, nhưng không thấy đâu. Theo tin tức, những sự kiện tương tự, trước đó đã xảy ra mấy lần. Hai năm sau, ở vùng biển phía bắc Australia một thợ lặn người Nhật, trong lúc đang mò ngọc, bỗng nhiên mất tích. Theo phỏng đoán của các chuyên gia, ông bị quái vật biển bắt đi khi ở trong nước với độ sâu khoảng 80 mét.
Quái vật đó thực ra là gì? Chuyện kể từ mùa hè hơn 40 năm về trước, một thợ lặn Australia tên là Jane, mặc bộ đồ lặn tối tân cao cấp, lặn xuống biển, một lát sau bị một con cá mập lớn tới khoảng 4- 5 mét phát hiện thấy. Cá mập bèn đuổi gấp tới, nhưng thật là kì l
(Ảnh minh họa: Dinotopia)
ạ, cá mập lại không làm hại tới anh. Jane tiếp tục lặn xuống sâu, thì phát hiện thấy phía dưới anh là một vực sâu đen ngòm. Anh sợ lặn sâu xuống nữa sẽ nguy hiểm, nên không xuống sâu nữa mà lượn vòng quanh vực xem trong vực có gì lạ, con cá mập lớn lúc đó vẫn bơi lượn cách chỗ anh khoảng 5 mét. Bỗng thấy nước biển trở lạnh, nhiệt độ xuống thấp nhanh chóng. Dưới đáy biển mờ tối, Jane thấy một quái vật màu đen xám, từ từ bơi lên. Nhờ ánh sáng lờ mờ, Jane thấy con quái vật khổng lồ xưa nay chưa ai biết đến, trông nó chẳng có tay chân, cũng chẳng thấy mắt và miệng đâu, giống như một khúc gỗ lớn nhẵn bóng. Nó bơi rất chậm chạp, thỉnh thoảng lại lắc mình. Lúc đó nước biển càng lạnh, cá mập lớn chẳng rõ vì nước lạnh hay vì khiếp sợ, lại giống như tiêm thuốc mê, nằm đờ ra rồi giãy giụa rất ghê. Một lúc sau, quái vật xám đen đó tiếp cận cá mập lớn, rồi nhẹ nhàng cọ vào người cá mập. Cá mập lập tức co rúm lại, mất hết khả năng chống cự, rồi bị quái vật nuốt chửng. Sau đó quái vật nhẹ nhàng lặn xuống vực sâu như không có chuyện gì xảy ra.
Quái vật khổng lồ đó là thứ gì vậy? Sao nó lại làm cho nước biển trở nên lạnh? Làm sao cá mập lớn lại mất hết khả năng chống cự? 40 năm đã trôi qua, đến nay nó vẫn là những điều bí mật. Nhưng người ta bảo rằng, hơn 50 nãm trước đây, người thợ lặn Nhật Bản bị mất tích, có lẽ đều liên quan tới quái vật này. Để sớm được bật mí con quái vật dưới lòng biển sâu đó, rất nhiều nhà khoa học đang không quản nguy hiểm, thường xuyên tới các vùng biển sâu tiếp tục tìm kiếm, khảo sát.
Chúng ta hãy chờ tới ngày quái vật biển được bật mí.

Chuyện Về Quái Vật Khổng Lồ Biển Cát Bà (phần 4)



Bài 4: Biển Cát Bà "Điểm tập kết của sinh vật lạ"

Trong buổi làm việc với chính quyền xã Phù Long (huyện đảo Cát Bà), chúng tôi phát hiện một thông tin khá bất ngờ: Từ trước tới nay, bãi biển của xã thường xuyên là “điểm tập kết” xác chết của những loài động vật biển lạ lùng.
Năm 1999, tại bãi Trại Ranh, ngay sát đoạn đường Mốc Trắng, một con vật khổng lồ thoi thóp dạt vào bãi. Đuôi con vật đó vẫn hằn nguyên dấu dây cáp vằn vện xung quanh. Con vật ấy nặng chừng 5 tấn, nằm sõng soài trên bờ cát phẳng lì.
Nhìn con vật to như chiếc thuyền lật úp đang trong cơn hấp hối, nhiều người bảo ấy là cá voi, người thì bảo đó là con hà mã biển... Tuy cãi nhau loạn xạ nhưng chẳng ai dám đến gần xem hư thực thế nào, vì nếu đến gần “ngài”, “ngài” giận lại phạt vạ cho!
Sang ngày hôm sau, con vật khổng lồ đã ngừng thở. Tuy thế, vẫn chẳng ai dám ra tận nơi xem. Và, tin con vật khổng lồ dạt vào bờ rồi chết đã đến tai một đơn vị bộ đội ở gần đó. Không bỏ lỡ cơ hội, mấy cậu lính trẻ hiếu động đã ra xả thịt con vật về... ăn! Thấy có người “đi trước mở đường” dân làng đã không còn sợ hãi nữa, đổ xô ra kiếm thịt. Có người lấy nhiều quá, ăn không hết, còn giả làm thịt bò, thịt trâu, đem ra tận Hải Phòng rao bán.
Trước đó, năm 1996, cũng tại khu bãi này, xác một con vật khổng lồ khác cũng bị sóng đánh dạt vào. Theo một cán bộ xã Phù Long thì ông Nguyễn Đình Minh ở thôn Bắc là người thấy xác con vật ấy đầu tiên. Và, cũng theo vị cán bộ ấy: Ông Minh từng giữ mấy chiếc răng to cỡ... cổ tay, nhọn hoắt của “sinh vật lạ” lùng ấy.
Có được thông tin trên, chúng tôi đã tìm đến nhà ông Minh. Tuy nhiên, khi hỏi về những chiếc răng khổng lồ trên, ông Minh lắc đầu lấy làm tiếc. Ông bảo, bởi thấy mấy chiếc răng chẳng có tác dụng gì, nhà cửa thì chật chội, ông quẳng ra sân, làm đồ chơi cho con trẻ. Hơn chục năm, mỗi người tha đi một hướng, giờ tìm lại chẳng thấy đâu.
Đang giở câu chuyện, thấy nói về mấy chiếc răng lạ lùng trên, vợ ông Minh đang lúi húi nấu cơm dưới bếp cũng chạy lên nhà góp chuyện. “Ối giời, ngày ông ấy tha mấy cái răng trông đến hãi ấy về, bảo là để làm cảnh. tôi bảo, nhà thì bé bằng cái mắt mũi lại lúp xúp như lều hoang, thì bày đặt làm gì! Thế là ông ấy quẳng tất ra sân! À, hình như mấy hôm trước tôi còn thấy bọn trẻ dùng chiếc răng ấy chơi ở ngoài bến phà ấy!”.
Về cuộc hội ngộ bất ngờ với... xác chết trên, ông Minh kể, năm ấy, đang cải tạo ao nuôi ngao ở ngoài bãi, bất chợt ông thấy có mùi gì khác lạ thoảng qua. Gió càng mạnh thì mùi càng nặng. Theo hướng gió thì mùi lạ ấy đến từ bờ biển. Khó chịu, ông vác cuốc đi tìm nơi phát tán ra dòng “khí độc” ấy.
Ra đến trảng cát, ông giật mình thấy ngay ngoài mép nước, một vật gì trông lừng lững như chiếc tầu ngầm mà ông vẫn thấy trên ti vi bị sóng đánh dạt vào. Càng đến gần “vật thể lạ” ấy thì mùi hôi thối càng nồng nặc. Khi đến nơi, ông mới kinh hoàng nhận ra, trước mắt mình là một con quái vật.
Ông không biết gọi tên sinh vật ấy là gì bởi trông nó nửa giống cá, nửa giống thú, ông chưa từng thấy bao giờ. Con vật thân thon dài đến gần 20 m, hàm rộng với những chiếc răng trắng xoá, đều và sắc nhọn. Không hiểu do đâu mà nó chết, thịt đã thối rữa, ruồi nhặng bâu đen kịt. Sợ hãi, ông Minh vội vàng về hô hoán dân làng. Và, khi mọi người đổ xô đến xem, như được tiếp thêm sức mạnh, ông đã vác búa chim đến và... “xơi” luôn hàm răng con vật.

Chuyện Về Quái Vật Khổng Lồ Biển Cát Bà (phần 3)


Bài 3: Hải quân Pháp đụng độ với quái vật khổng lồ biển Cát Bà
Tạp chí Forteantimes, một tạp chí chuyên viết về những hiện tượng kỳ lạ của Anh, mới đây đã công bố một tài liệu gây sốc: Trên hải phận biển Cát Bà (Việt Nam) đã từng xuất hiện loài rắn biển khổng lồ, và hải quân Pháp nhiều lần đã chạm chán chúng.
Theo tạp chí này thì vào cuối thế kỷ 19 đầu và giữa thế kỷ 20 nhiều tàu hải quân của Pháp đã gặp loài rắn khổng lồ trên ở cự li không xa. Thậm chí, năm 1936, hành khách trên chuyến bay của hãng hàng không Air France đã nhìn thấy loài rắn biển này từ trên cao, khi chúng làm những động tác uốn lượn trên mặt nước.
Nội dung của công bố trên nêu rõ, trong báo cáo của đại uý hải quân Lagresille (chỉ huy pháo thuyền Avalanche) thì tháng 7/1897, lần đầu tiên các thuỷ thủ trên thuyền chiến đã nhìn thấy hai con vật kỳ dị xuất hiện ở gần vịnh Hạ Long. Thân chúng dài khoảng 20m, đường kính thân chừng 2 - 3m. Chúng cử động bằng cách uốn lượn như rắn.
Sợ hãi, ngay lập tức các thuỷ thủ của thuyền chiến liên tiếp nã đại bác vào hai con vật. Thế nhưng, chỉ loạt đạn đầu tiên chúng đã lặn sâu xuống lòng đại dương. Ngày 24/2/1898, hai con vật tương tự trên lại xuất hiện trước mũi tàu. Ngay lập tức, đại uý Lagresille ra lệnh cho thuỷ thủ phóng tầu đuổi theo trong suốt 35 giờ đồng hồ. Khi khoảng cách với đôi quái vật chỉ còn khoảng 200m, đại uý Lagresille đã nhìn thấy rất rõ loài vật này. Đầu chúng giống đầu hải cẩu nhưng to gấp đôi.
Cũng theo tạp chí Forteantimes, vào sáng sớm ngày 12/2/1904, trong lúc đang tuần tra ở mỏm Con Cóc, đại uý Peron, thuyền trưởng tàu Chataurenault được báo: Phía trước tàu có một mỏm đá. Sau khi quan sát bằng ống nhòm Peron khẳng định đó không phải là mỏm đá mà là con vật khổng lồ. Ngay lập tức ông cho thuyền áp sát. Nhưng gần đến nơi thì con vật biến mất.

(Ảnh do nhà hải dương học Robert Le Serrec chụp năm 1965 ở Queensland - Úc)
Bởi quá tò mò, viên đại uý này đã lấy một ca nô nhỏ đuổi theo. Nhưng khi phóng vào gần đảo Cát Bà, ông lại nhìn thấy hai con vật trông hình thù gần giống loài cá chình khổng lồ. Da chúng màu xám, có những đốm vàng nhạt. Chúng chỉ xuất hiện trong tầm mắt Peron và những người ngồi trên ca nô ít phút rồi lặn sâu xuống biển.
Tiếp đó, trong bức thư được viết từ Hải Phòng đề ngày 18/3/1925 một thuỷ thủ của tàu hơi nước Saint - Francois - Xavier của Pháp gửi cho thuyền trưởng Lanessan kể lại rằng, trên đường tuần tra, ở hải phận Hải Phòng, cách tàu 10m, thuỷ thủ của tàu đã nhìn thấy 2 khối đen xì tựa mai rùa, một cái đầu to nhô lên khỏi mặt nước như đầu lạc đà, cắm trên cái cổ cao chừng 2,5 m. Thân hình con vật to như thung rượu, cuộn thành 5 vòng. Trên đốt cuộn thứ 4 là một vây cánh dài cỡ hơn sải tay người. Con vật xuất hiện suốt 15 đồng hồ, trước mắt cả người Âu, người Phi, người Hoa và cả người Việt. Những thuyền viên người Hoa còn tin rằng, trước mắt họ là một loài rồng biển.
Cũng theo tạp chí này, từ trước nhiều nhà đại dương học cũng ghi nhận, loài rắn biển khổng lồ đã từng xuất hiện ở nhiều nơi: Bắc Đại Tây Dương, Vịnh Persique, châu Đại Dương, vịnh Bắc Bộ, đảo Corse (Pháp). Nhiều bản tường trình, đặc biệt là những bản tường trình của các thuỷ thủ Pháp từ thời Pháp thuộc đều đề cập đến loài sinh vật khổng lồ này.

(Hình chụp của hải quân Pháp tại Cát Bà) 
Và, tài liệu về chúng, năm 1892, nhà nghiên cứu biển Oudemans đã xuất bản tại Anh một chuyên luận dày về các loài rắn biển khổng lồ, tổng kết từ 150 cuộc khảo sát diễn ra từ đầu thế kỷ 16. Nhà nghiên cứu này khẳng định, loài rắn biển này dài chừng 20 - 30m, đầu giống đầu hải cẩu, da trơn. Bình thường, chúng khá chậm và ít khi tấn công người. Tuy vậy, khi bị săn đuổi, chúng có thể tăng tốc đến gần 30 km/h.
Rắn khổng lồ chính là những “con quái vật” mà rất nhiều những ngư dân ở Cát Bà đã từng tận mắt nhìn thấy? Phỏng đoán này là hoàn toàn có cơ sở bởi trong từ điển các loài sinh vật sống ở đại dương, trừ cá mập, cá voi thì hiếm có loài nào có vóc hình to lớn tương tự.

Chuyện Về Quái Vật Khổng Lồ Biển Cát Bà (phần 2)


Bài 2: Cuộc thủy chiến kinh hoàng
Sống mái giữa đại dương
Thoáng vụt qua trong đầu phương án ấy, lại thêm chút sĩ diện của một ngư dân đã từng mấy chục năm vật lộn với sóng gió đại dương, ông Huỳ không chỉ muốn chiến đấu để bảo vệ mình mà còn muốn... túm luôn con vật kềnh càng đang nằm chềnh ềnh ấy để về “làm quà” cho HTX cũng như dân làng.
(Ảnh do nhà hải dương học Robert Le Serrec chụp năm 1965 ở Queensland - Úc)
Theo ông, nếu những “hoài bão” trên mà thành hiện thực thì chắc chắn rằng, không chỉ làng, mà cả xã, cả huyện sẽ suy tôn ông cùng những người ra khơi hôm đó là những người hùng. Bởi thế, chẳng cần sự đồng ý của đội trưởng Bé, ông vội vàng vồ lấy chiếc đinh ba chuyên dùng để săn bắt những loài cá lớn có những chiếc mũi thép dài đến hơn 2 gang tay, buộc đoạn thừng dùng làm dây neo thuyền vào, rồi nhảy lên mũi thuyền.
Thấy ông manh động, ông Bé đã đã thét lên ngăn cản: “Đừng đâm! Dừng lại!”. Thế nhưng, bỏ ngoài tai sự can ngăn ấy, lăm lăm đinh ba trong tay, ông nhằm đầu thuỷ quái đâm tới. Cú đâm ngọt lịm. Chiếc đinh ba cắm ngập hết chân răng.
Như muốn hạ gục đối phương ngay, ông la hét, nhờ ông Đống ở cạnh giúp sức. Thấy “chiến hữu” của mình đã ra tay, không còn sự lựa chọn nào khác, ông Đống đành vội vã lao lên. Nhưng thật kinh hoàng, tuy cả hai người to lớn đã đánh đu trên chiếc đinh ba nhưng con vật vẫn không hề nhúc nhích.
Điều ấy chứng tỏ rằng, tuy đâm vào đầu, nhưng răng chiếc đinh ba dài đến hơn 40 cm vẫn chưa xuyên tới phần não bộ của thuỷ quái. Lúc này, biết đã hết đường lui, tất cả các thành viên trên thuyền đồng loạt tìm vũ khí tấn công.
Ai có gì dùng thứ đó, đập, vụt, ném thùm thùm. Bị “nếm đòn hội đồng” con vật khổng lỗ rùng mình mấy cái, đồng thời quẫy đuôi làm chiếc thuyền cá trọng tải cả vài chục tấn chòng chành như chực hất tung những người trên khoang xuống nước.
Cú phản đòn ấy đã khiến ông Huỳ, ông Đống đang đánh đu trên cây sào có gắn đinh ba bị văng ra, rơi bụp xuống khoang thuyền như những trái cây gặp bão lớn. Trong thời khắc kinh hoàng ấy, mọi người trên khoang đã hoàn toàn bất lực, bấu víu chặt vào bất cứ vật gì trên thuyền, thoi thóp chờ điều tồi tệ nhất của đời mình.
Cú đòn tiếp theo mà thủy quái tung ra là đánh đuôi như trời giáng xuống mặt nước ngay cạnh thuyền. Cả khối nước được chiếc đuôi khổng lồ hất tung lên, dội xuống thuyền trắng xoá. Đồ đạc, ngư cự trên thuyền đã bị cột nước hất văng tung toé, trôi lềnh phềnh trên mặt biển.
Ông Huỳ bảo, lúc ấy, trong đầu mỗi người ai cũng hốt hoảng với một ý nghĩ, cái chết đang đến rất gần. Thế nhưng, sau cú trả đũa ấy, con vật đã dừng lại, nhằm hướng khơi xa, lao đi. Ông Huỳ kể, sợi dây thừng mà ông buộc vào đinh ba cắm vào đầu con vật dài gần 20m, thế nhưng, khi phi theo chiều thẳng, sợi dây đã căng đét mà đuôi con vật vẫn còn vả vào mạn thuyền chan chát.
Và, cũng chính bởi sợi dây ấy mà chiếc thuyền cũng bị lôi vút theo với vận tốc chóng mặt. Lôi được khoảng vài km, con vật như muốn trốn mình dưới lòng đại dương xanh thẳm, nên đã vài lần nó khiến mũi thuyền chúi xuống theo phương thẳng đứng.
Ông Huỳ bảo, khi ấy, là người tỉnh táo, đội trưởng Bé đã vồ lấy con dao chặt đứt đoạn dây. Nhờ đó, chiếc thuyền mới được giải thoát. Sợ con vật bị thương sẽ quay lại... trả thù, đội trưởng Bé vội vàng ra lệnh mở hết tốc lực nhằm hướng đất liền trốn chạy.
Về đến làng, câu chuyện khó tin ấy đã được cả đội kể lại cho mọi người trong làng. Mới đầu, chẳng mấy người tin. Thế nhưng, cả tuần sau, thấy tất cả các xã viên trên đều mặt mày phờ phạc, thậm chí có người còn ốm liệt giường (có lẽ, cơn ác mộng trên đã khiến nhiều người mất ngủ, sinh đau ốm) thì mọi người mới hoàn toàn tin đó là sự thật.
Với hình dáng nửa rắn, nửa cá trên, các ngư dân khắp cả xã cũng chẳng thể nhận biết quái vật khổng lồ mà những người trở về từ “chuyến thuyền bão tố” kể lại là con vật gì? tại sao chúng lại xuất hiện ở hải phận này?
Cũng theo ông Huỳ thì phải mất gần 1 tháng sau, đội của ông mới lấy lại tinh thần và tiếp tục ra khơi. Vùng hải phận nơi “ông thần biển” xuất hiện, cả năm sau đội của ông mới dám ho hoe trở lại.
Rắn biển khổng lồ xuất hiện?
Ngay sau buổi trao đổi thú vị với ông Huỳ, chúng tôi đã tìm gặp bà Nguyễn Thị Thại, thành viên nữ duy nhất của đội thuyền năm đó. Bà Thại năm nay tuổi đã xấp xỉ 80. Chồng bà, ông Bùi Đình Bé vừa mất năm ngoái. Tuổi già, không làm được việc nặng, bà mở cửa hàng bán mấy thứ quà quê cho tụi trẻ trong làng.
Cũng như ông Huỳ, bà Thại vẫn còn minh mẫn lắm. Bà kể vanh vách câu chuyện mà chúng tôi đã được nghe tại nhà ông Huỳ. Hai câu chuyện giống nhau đến từng tình tiết nhỏ. Bà bảo, nếu như bây giờ, thấy con vật khổng lồ ấy, chắc chắn mọi thành viên trên thuyền sẽ chẳng dám ho he gì.
(Mrs Nguyễn Thị Thại - một trong những nhân chứng sống còn lại)
Thời ấy, là thành viên của HTX nên chẳng ai duy tâm, cứ thấy loài gì dưới biển là đuổi bắt cho bằng được để về nhà... tính điểm. Giờ thì không chỉ riêng bà, mà tất cả mọi người đều cho rằng đó là một con vật thần thánh, không ai dám phạm vào “ngài”.
Ngoài lần thực mục sở thị kinh hoàng ấy, theo bà Thại, bà và chồng bà đã một lần nữa “sống trong sợ hãi” khi hai vợ chồng giáp mặt với một thủy quái khổng lồ khác cũng trên lãnh hãi Cát Bà. Lần này quan sát kỹ hơn, bà khẳng định con vật có thân hình chẳng khác nào con rắn.
Bà Thại kể, khi HTX Phù Long giải thể, năm 1982, hai vợ chồng bà buộc phải sắm thuyền làm ăn riêng. Bởi thuyền nhỏ nên gia đình bà chỉ đánh bắt ven bờ, chứ chẳng dám ra khơi xa.
Sáng ấy, vào khoảng năm 1984, sau khi buông lưới xong, vợ chồng bà đánh thuyền vào ngọn núi Vung Viêng để cắm sào nghỉ, chờ được nước sẽ ra nhấc lưới. Khi hai vợ chồng còn cách chân núi có vài mét, ngồi trên đầu thuyền, bà thấy vật gì đen xì nằm tơ hơ giữa thảng cát vàng đến nhức mắt.
Tưởng nước mới bồi một cồn phù sa mới, bà bảo chồng đậu thuyền ngay tại cồn đất đó để tránh mắc cạn. Nói vừa dứt câu thì bà cầm sào chọc luôn vào “cồn đất” ấy. Thế nhưng, kinh hoàng thay, khi bà vừa xong động tác ấy thì “cồn đất” bỗng... trở mình. Kinh hãi, bà hớt hải gọi ông. Buông mái chèo, ông vọt lên.
Cảnh tượng trước mắt khiến hai người mắt cắt không còn giọt máu. “Cồn đất” ấy chính là một con vật khổng lồ, thân như thân rắn, nằm cuộn tròn sưởi nắng. Ú ớ, ông lôi bà vào khoang thuyền rồi vội vàng chèo ngược ra.
Mải miết chèo được vài trăm mét, thấy có mấy chiếc thuyền của ngư dân ở tỉnh Quảng Ninh đang tụm đầu vào nhau để chuẩn bị dùng bữa, ông đã gào hét, bảo họ cùng đến chứng kiến cảnh tượng hãi hùng trên. Theo ông, mấy ngư dân ấy cũng đổ xô chèo thuyền đến.
Thế nhưng, đến nơi, “cồn đất” khi nãy đã biết đâu mất. Nơi ông bà định neo thuyền chỉ còn là hố cát lõm hẳn xuống cùng với bụi cát như có ai đó xới lên giữa nước biển trong veo.
Bà Thại cho biết, sau lần thấy con vật khổng lồ ấy, thấy nghề đi biển có quá nhiều rủi ro, thêm nữa, sức khoẻ của ông bà cũng đã có phần già yếu, bà đã bàn với ông quyết định gom lưới, gác chèo.
Như trường hợp của bà Thại, ông Huỳ cũng từ giã con đường ngư phủ, lên bờ quanh quẩn kiếm sống bằng việc chăn nuôi. Con cái ông cũng tuyệt nhiên không ai theo nghề cha nữa. đến giờ, tổng kết “cuộc đời ngư dân” của mình, ông Huỳ bảo, ngoài lần “giáp mặt kinh hoàng” với con vật khổng lồ trên, thì ông cũng đã thêm 2 lần nữa được thấy những loài hải ngư khổng lồ.
Lần thứ hai là vào khoảng năm 1975, đi đánh bắt ở ngoài vịnh Hạ Long, ông đã nhìn thấy con cá lớn gồ lưng lên như một sải cát. Không dám cho thuyền đến gần nhưng từ xa, ông phỏng đoán, con cá có sống lưng dài đến gần chục mét ấy, chí ít cũng phải nặng đến trên 10 tấn. Lần cuối cùng, khi sắp giải nghệ, tự tay ông đã đâm được con đồi mồi nặng hơn 5 tạ. Đó là con vật lớn kỷ lục, ở làng chài quê ông chưa ai bắt được.

Chuyện Về Quái Vật Khổng Lồ Biển Cát Bà (phần 1)

Thời gian gần đây, sau khi tài liệu về một loài quái vật không lồ đã từng xuất hiện ở hải phận Cát Bà được một tờ báo có uy tín công bố thì dư luận, đặc biệt những người dân ở hòn đảo đang nổi tiếng bởi những thắng cảnh có một không hai ấy hết sức quan tâm, xôn xao bàn luận. Theo mô tả thì loài quái vật ấy trông giống như mãng xà, kích thước thì như một chiếc tầu cỡ lớn. Mỗi khi chúng nhô lưng lên giữa trùng dương bao la, trông chẳng khác nào một hòn đảo chìm, sừng sững. Rất nhiều thuỷ thủ, nhà buôn, thậm chí những ngư dân chỉ quen “đánh bắt ven bờ” cũng đã từng tận mắt chứng kiến. Và, câu chuyện về loài quái vật khổng lồ, lạ lùng trên, đã được phóng viên báo GĐ&XH cùng những ngư dân ở chính đảo Cát Bà lật lại…
......
Bài 1- Chạm trán hải tinh
(Ngư trường đảo Cát Bà)
Manh mối cuối cùng
Nhờ con đường mới mở chạy thẳng băng ra cảng Đình Vũ nên ra huyện đảo Cát Bà vô cùng thuận tiện. Từ đây có thể đi tàu cánh ngầm, hoặc băng phà sang Cát Hải, rồi từ đó thêm một lần phà nữa là đến “thiên đường giữa đại dương” của đất cảng Hải Phòng. Đang chớm mùa du lịch, nhưng Cát Bà đã tập nập người. Toàn khách Tây. Họ đến để khám phá những nét hoang dã của khu sinh thái biển còn rất nhiều bí ẩn này. Và, đúng như thông tin mà chúng tôi có được, câu chuyện về loài quái vật đại dương trên đã được rất nhiều người dân ở đây bàn tán. Có thể gặp “hình dáng” chúng ở những quán nước ven bờ biển, ở trong chợ, thậm chí cả ở trong quán “chát”, “sân chơi độc quyền” của mấy cô cậu choai choai. Sức nóng của “thông tin truyền miệng” quả là ghê gớm. Và, cũng chính bởi những “thông tin không chính thống” ấy, loài quái vật ấy bỗng hoá thành… dữ tợn. Nào là, chỉ một cái quẫy đuôi, quái vật có thể đánh đắm cả một chiếc tàu cỡ lớn. Nào là, mắt chúng to và sáng như đèn pha ô tô, răng to chắc, nhọn hoắt như khủng long bạo chúa… Ai cũng mô tả vô cùng tỉ mỉ, rõ nét, kèm theo vẻ mặt hoang mang, sợ hãi hệt như mới đây thôi, bản thân mình đã tận thấy loài hải tinh ghê gớm ấy.
Người đầu tiên chúng tôi tìm gặp là ông Nguyễn Đình Khượng, Trưởng phòng NN và PTNT huyện đảo Cát Bà. Ông Khượng phụ trách mảng đánh bắt, nuôi trồng thuỷ hải sản của huyện, đồng thời, bởi đã tìm hiểu từ trước, chúng tôi biết ông xuất thân từ một gia đình ngư dân, trưởng thành từ một xã có truyền thống đi biển lâu đời bậc nhất ở đảo. Với những “điều kiện” trên, rất có thể ông sẽ nắm trong tay những thông tin mà chúng tôi cần. Và, quả như chúng tôi phỏng đoán, ông Khượng cho biết, ngư trường Cát Bà là nơi tồn tại rất nhiều loài hải sản. Đặc biệt, trong số ấy, có nhiều loài có kích thước ngoài sức tưởng tượng của các ngư dân. Về loài quái vật biển cả khổng lồ trên, ông Khượng cho biết, thông tin cụ thể, chính xác thì ông chưa nắm chắc, nhưng ở làng chài quê ông, từ trước, đã có rất nhiều ngư dân đã tận mắt thấy những loài hải vóc dáng to lớn, hình thù kỳ lạ. Và, theo như mô tả của họ, thì con vật khổng lồ ấy có hình dáng giống với loài quái vật mà nhiều người đang xôn xao bàn luận bây giờ. Ông bảo, những hộ này trước đây là xã viên của hợp tác xã Phù Long, hợp tác xã đánh bắt cá thiện nghệ nhất của huyện đảo ngày trước. Bởi là thành viên hợp tác xã, nên những ngư dân đó có tầu lớn để vươn ra khơi xa. Và, trên hành trình đánh bắt xa bờ của mình, họ đã gặp những loài hải sản mà chưa ai được thấy bao giờ. Và, khi chia tay, ông Khượng đã dặn rất kỹ càng, nếu muốn tìm hiểu về những nội dung trên, thì nên đến gặp họ ngay, bởi theo như ông được biết, những xã viên của HTX hùng mạnh ngày trước, đã phần giờ đã không còn. Đồng thời, ông Khượng đã xin lại số điện thoại của chúng tôi để hễ có thông tin gì ông sẽ báo ngay để chúng tôi được biết.
“Vị khách không mời” và giây phút “sống trong sợ hãi”
Xã Phù Long nằm ngay sát bờ biển. Hôm chúng tôi đến, dân trong xã đang làm lễ để rước tượng từ Hải Phòng vào. Cờ, phướn lập loè, trống, chiêng rộn rã. Theo chỉ dẫn của ông Khượng, chúng tôi đã tìm đến nhà lão ngư dân Nguyễn Đình Hùy ở xóm Ngoài. Tuy ở tuổi xưa nay hiếm nhưng trông ông Huỳ vẫn còn tráng kiện lắm. Ông bảo, bởi cả đời lênh đênh trên biển, sóng gió đại dương đã cho ông sức vóc dẻo dai, tinh thần minh mẫn. Tuy thế, khi chúng tôi bất ngờ hỏi lần trạm trán với con vật khổng lồ giữa đại dương thủa trước, đang chuyện trò sôi nổi, ông Huỳ bỗng giật mình, kinh ngạc. Sau ít phút chấn tĩnh, ông nói giọng nghe như đã lạc đi. Ông bảo, chúng tôi là người may mắn bởi tìm hiểu về loài vật khổng lồ trên, tìm đến ông là đã chọn đúng người. “Kỷ niệm không thể nào quên” ấy giờ ở xã Phù Long, chỉ có ông và bà Nguyễn Thị Thại (cũng ở xóm Ngoài) là còn nắm chắc bởi những người cùng ra khơi năm đó, và cùng tận thấy con vật kinh hoàng trên đã đều thành người thiên cổ cả rồi. Ông Huỳ nhớ lại, năm ấy, ở HTX đánh bắt Phù Long, ông được phân công làm việc ở đội đánh bắt do ông Bùi Đình Bé làm đội trưởng. Đội có 6 người, gồm ông, ông Bé, bà Thại (vợ ông Bé), ông Chứ, ông Đống, ông Hổi. Tất cả đều là những ngư dân cự phách, lớn lên từ sóng gió đại dương. Năm đó, chỉ ít lâu trước khi HTX Phù Long giải thể (HTX giải thể năm 1982), đội của ông được phân công đánh bắt cá nhâm (một loài cá đặc sản của Cát Bà) ở khu biển Rãng Le, gần với đảo núi Đại Thành. Với đặc tính của cá nhâm thì đội phải đi từ đêm để đến khi nước đứng chúng mới nổi lên và từ trên cao, quan sát hướng đi của bầy cá, đội trưởng Bé mới vạch hướng cho các thuyền viên “tác nghiệp”. Hôm ấy, trời cũng bắt đầu chuyển từ xuân sang hạ, như mọi khi, thuyền đánh bắt của ông lại ra khơi.
(Ông Nguyễn Đình Huỳ - người chạm trán hải tinh)
Mới 9 h sáng, nhưng giữa đại dương, mặt trời đã ném những tia nắng bỏng rát. Từ trên chòi cao, nơi ngọn cột buồm, đội trưởng Bé bắt đầu công việc quan sát của mình. Khi thuyền đang chầm chậm lao về phía núi đảo Đại Thành, bất chợt đội trưởng Bé gào anh em cho thuyền chuyển hướng. “Có đảo ngầm! Rẽ ngay sang trái! Rẽ ngay!”. Tiếng hô như lạc giọng của ông Bé khiến anh em đang chuẩn bị đồ nghề đánh bắt ở dưới khoang thuyền hết sức ngạc nhiên. Cả mấy chục năm lênh đênh ở hải phận này, đến từng con sóng mọi người còn thông thạo huống chi lại không biết sự hiện diện của một đảo ngầm. Vô lí! Thế nhưng, trước sự khẩn khoản của người đội trưởng mẫn cán, mọi người cũng vội dừng tay, ngước mắt theo hướng chỉ của ông Bé. “Đảo ngầm thật!”. Mọi người ồ lên kinh ngạc. Phía trước, cách thuyền có vài chục mét, giữa sóng biển ộp oặp, một khối đen nổi lên sừng sững. Thấy vật cản, ông Huỳ vội vàng chạy vào khoang máy, nói với thợ máy rẽ trái để thuyền vòng qua “chướng ngại vật”. Quay ra, chưa hết ngạc nhiên về sự xuất hiện bất thường của “hòn đảo” trên thì ông đã giật mình bởi từ trên cao, tiếng ông Bé gào lên trong sợ hãi: “Các chú ơi! Con gì ấy! To lắm…!”. Nói chưa dứt câu thì ông đã vội vàng tụt đánh phịch xuống khoang thuyền. Ông ra lệnh cho thợ máy dừng thuyền để tránh gây ra tiếng động. Khi mọi người còn chưa kịp hiểu chuyện gì thì từ phía xa, “hòn đảo ngầm” bỗng chuyển động, cứ từ từ nhằm hướng thuyền lao tới. Trên khoang, mặt ai nấy tái xanh. Hồi ấy, để đảm bảo an toàn cho mỗi chuyến ra khơi, trên truyền các ông đều mang theo súng. Thế nhưng, trong cơn hoảng loạn đó, chẳng ai còn nhớ đến “món đồ” ấy nữa. Sợ hãi, mắt ai cũng nhắm nghiền đợi chờ giây phút khủng khiếp nhất trong đời ngư phủ của mình. Cứ ngỡ chiếc thuyền sẽ vỡ tan tành, và tất cả thuyền viên sẽ biến thành miếng mồi ngon cho con vật lạ lùng ấy, nhưng lạ thay, khi khoảng cách chỉ còn vài mét, chẳng hiểu vì sao bỗng dưng nó dừng lại. Lúc này, lấy hết can đảm ông Huỳ và mọi người trên khoang thuyền mới dám mở mắt ra nhìn. Bởi gió, thuyền đã trôi đến theo hướng song song với con vật. Từ trên khoang, ông Huỳ thấy lưng con vật nhô cao lên khỏi mắt nước cỡ gần 1 mét. Và, theo phỏng đoán cuả ông, thân con vật ấy rất dài bởi chỉ riêng phần nhô lên ấy, một khoảng chừng 5 mét khô cong, không mảy may có một vệt nước. Tấm lưng ấy được phủ một lớp vảy dày. Mỗi vảy to như chiếc mâm con, màu vàng nhạt. Nhìn xuyên qua nước biển, ông thấy đầu con vật lạ như đầu cá heo, với đôi mắt to như hai chiếc bát cỡ lớn, sáng rực. Với bao nhiêu năm đi biển của mình, ông Huỳ và tất thảy những người trên thuyền hôm đó đều khẳng định, trong đời, không một ai từng thấy loài hải nào như thế. Bởi không biết vị khách không mời ấy lành, dữ ra sao, không thể ngồi yên chờ chết, nên trong tích tắc, ông quyết định chọn phương án tấn công đối thủ.

10 'con tàu ma' nổi tiếng nhất thế giới

Thức ăn, nước uống, vật dụng có giá trị còn nguyên trên tàu, song chẳng có một bóng người.


1. Mary Celeste
Mary Celeste là một tàu thương gia hai cột buồm của Mĩ được phát hiện vào tháng 12 năm 1872 ở Đại Tây Dương trong tình trạng bị bỏ hoang đã lâu ngày. Điều gây ngạc nhiên và cũng ma quái nhất cho đến ngày hôm nay của Mary Celeste chính là sự biến mất bí ẩn của đoàn thủy thủ và hành khách trên tàu.
Trong khi đó, tất cả thực phẩm, nước uống dự trữ, thậm chí cả đồ dùng cá nhân những món đồ đắt tiền hầu như vẫn còn nguyên vẹn. Một số giả thuyết được đưa ra là trên chuyến hành trình, mọi người trên tàu đã gặp phải một ảo giác và nhảy xuống biển bơi vào bờ. Tuy nhiên, tất cả chỉ là giả thuyết, sự mất tích này vẫn chưa có lời giải đáp và được coi là bí ẩn hàng hải lớn nhất mọi thời đại.
2. Carroll A. Deering
Trường hợp của tàu Carroll A.Deering cũng bí ẩn không kém Mary Celeste. Con tàu này được tìm thấy khi mắc cạn ở Cape Hatteras, Bắc Carolina, năm 1921. Tất cả các thủy thủ trên tàu cũng biến mất vô cùng bí ẩn.
Một số người cho rằng Carroll A.Deering là nạn nhân của "Tam giác Bermuda", tuy nhiên, bằng chứng cho thấy con tàu này dường như đã xảy ra một cuộc nổi loạn hoặc bị cướp biển tấn công.
3. Bel Amica
Tàu Bel Amica được phát hiện ở ngoài khơi của hòn đảo Sardinia vào ngày 24/8/2006. Lực lượng bảo vệ bờ biển Italy cũng không tìm được bóng người nào trên tàu. Một bữa ăn theo phong cách Ai Cập đang ăn dở, bản đồ vùng biển Bắc Phi bằng tiếng Pháp, một đống quần áo và một lá cờ Luxembourg là những thứ tìm được trên Bel Amica.
Điều đặc biệt ở chỗ, con tàu này được thiết kế kiểu cổ điển chưa từng xuất hiện ở Italy trước đó và cũng chưa được đăng ký tại đất nước hình chiếc ủng hay bất cứ quốc gia nào.
4. High Aim 6
High Aim 6 rời cảng Liuchiu ở miền Nam Đài Loan vào ngày 31/10/2002 và sau đó được tìm thấy khi bị trôi dạt ở vùng biển Úc ngày 8/1/2003 trong tình trạng không có người.
5. Jian Seng
Jian Seng là một tàu chở dầu dài 80 mét không rõ nguồn gốc được phát hiện trôi dạt 180 km về phía tây nam Weipa, Queensland ở vùng Vịnh Carpentaria bởi một máy bay Coastwatch, Úc vào năm 2006. Không có dấu hiệu của sự sống trên tàu, cũng không có dấu hiệu chỉ ra Jian Seng đã tham gia đánh bắt cá hợp pháp hay buôn lậu người. Thậm chí, tên tàu được biết là nhờ vết sơn trên thân.
6. MV Joyita
MV Joyita là một con tàu buôn rời Samoa chở theo 16 thủy thủ và 9 hành khách. Tuy nhiên, khi được phát hiện ở Nam Thái Bình Dương vào năm 1955, thì 25 người này đã biến mất bí ẩn mà chưa có lời giải đáp.
7. Kaz II
Kaz II còn được gọi là “du thuyền ma” bị mắc kẹt ở ngoài khơi phía bắc của Australia ngày 18/4/2007 trong tình trạng mọi thứ vẫn bình thường, nhưng hoàn toàn không có dấu vết của thủy thủ và hành khách.
8. Zebrina
Zebrina chế tạo vào năm 1873 tại Whitstable được phát hiện mắc cạn trên bờ biển của Pháp vào tháng 10/1917. Giống như những con tàu kể trên, Zebrina cũng không tìm được bóng người.
9. Schooner Jenny
"Ngày 4/5/1823, đã 71 ngày không thức ăn và tôi là người cuối cùng còn sống sót trên tàu", bút tích của người thuyền thưởng được tìm thấy. 17 năm sau kể từ năm 1823, một tàu săn cá voi mới phát hiện Schooner Jenny đang bị mắc kẹt tại Bắc Cực với 7 thủy thủ đoàn bị đóng băng vẫn còn nguyên vẹn hình hài.
10. Baychimo
Không chỉ một mà tàu Baychimo chuyên chở lông thú đã từng hai lần mắc kẹt ở tảng băng nổi trong năm 1931. Lần đầu tiên (1/10), con tàu đã thoát được khỏi tảng băng, tuy nhiên lần thứ 2 xảy ra vào ngày 8/10 lại không may mắn như vậy.
7 ngày sau, một máy bay đã được cử đến giải cứu thủy thủ đoàn và chở theo đám lông thú vì nghĩ rằng Baychimo sẽ chìm trong nay mai. Tuy nhiên, con tàu này lại không chìm trong nhiều thập kỷ sau đó. 38 năm sau khi tàu bị bỏ rơi, một nhóm người Ét-ki-mô vẫn nhìn thấy Baychimo.

Những bức ảnh chưa được tiết lộ về Hitler

Hitler trong một lần nói chuyện với các nữ sinh Áo. Thời gian của bức ảnh chưa được xác định.
Hitler trong một bức ảnh được quân lính tôn sùng.
Quân đội Đức quốc xã trong một lần sinh nhật của Hitler.
Hitler đang nói chuyện với một phụ nữ xinh đẹp trong lần sinh nhật thứ 50 vào tháng 4/1939.
Trong khi đó, 2 binh sĩ Đức quốc xã đang tìm góc chụp ảnh.
Ông chủ hãng sản xuất ô tô Ferdinand Porsche (bên trái mặc bộ vét đen) tặng chiếc Volkswagen cho Hitler trong lần sinh nhật thứ 50 tại Berlin.
Quan chức của Đức quốc xã cùng vợ đang tham dự một buổi hòa nhạc nhân dịp sinh nhật lần thứ 54 của Hitler vào năm 1943, trong khi ở châu Âu, hàng nghìn người Do thái đang đối mặt với cái chết ở các trại tập trung.
Hitler và binh lính vào mùa xuân năm 1939.
Những quý bà trong lễ mừng sinh nhật Hitler lần thứ 50 ở Berlin.
Hitler trong lần sinh nhật thứ 50.
Cờ Đức, cờ Italy, cờ Đức quốc xã đón chào Hitler tới thăm Italy.