Creative Corner

Thứ Năm, 29 tháng 12, 2011

Loạt tablet được mong chờ nhất năm 2012

Bên cạnh smartphone, những thay đổi, biến động trên thị trường máy tính bảng cũng đang được nhiều quan tâm và chờ đón hơn.

Không chỉ một mà có đến hai phiên bản iPad được chờ đợi trong năm 2012. iPad 3 được cho là có màn hình Retina độ phân giải 2.048 x 1.536 pixel, tích hợp công nghệ Siri và trình làng vào đúng sinh nhật Steve Jobs 24/2. Bên cạnh đó cũng xuất hiện tin đồn về iPad Mini giá rẻ 7 inch, bộ nhớ 16 GB và giá 300 USD cạnh tranh với Kindle Fire.
Trong khi iPad được cho là sẽ giảm kích cỡ thì Kindle Fire lại có thể sẽ có bản to hơn, tầm 8,9 inch hoặc 10 inch, bổ sung một số tính năng mới nhưng giá sẽ giữ nguyên.
Không có nhiều thông tin chi tiết về tablet của Nokia, nhưng việc hãng điện thoại lớn nhất thế giới quyết định tham gia thị trường máy tính bảng vào tháng 6/2012 cũng khiến nhiều người chú ý.
Tâm điểm của thị trường tablet 2012 sẽ là sự xuất hiện của một loạt sản phẩm sử dụng hệ điều hành Windows 8.
Bên cạnh đó là những tablet được trang bị chip lõi tứ mang đến tốc độ cao, khả năng xử lý mạnh mẽ dành cho những tác vụ nặng như xem video, chơi game và hỗ trợ nội dung 3D mượt mà hơn.
Chủ tịch Eric Schmidt của Google khẳng định hãng này sẽ trình làng "tablet vớichất lượng tốt nhất" trong 6 tháng nữa. Sản phẩm sẽ mang thương hiệu Nexus.
Tại triển lãm Computex 2011, diễn ra hồi tháng 5 ở Đài Loan, Asus đã giới thiệu máy tính bảng 10 inch có thiết kế độc đáo Padfone khi chứa bên trong nó một smartphone. Tuy nhiên đến nay sản phẩm vẫn chưa được bán trên thị trường và giới quan sát hy vọng Asus sẽ xuất xưởng nó trong năm tới.
Barnes & Noble đang thực hiện những bước đi chậm nhưng chắc chắn trên thị trường tablet với dòng sản phẩm Nook màn hình màu. Nhiều người hy vọng thiết bị năm tới sẽ cải tiến một số thiếu hụt trong phiên bản cũ, như có thêm Bluetooth.
Sau thành công của Kindle Fire, nhiều chuyên gia dự đoán máy tính bảng giá rẻ sẽ ồ ạt được tung ra thị trường trong vài tháng nữa và trở thành xu hướng chủ đạo năm 2012.

Cận cảnh máy tính bảng 'lai' điện thoại Asus Padfone

Sau nhiều lần úp mở, Asus chính thức giới thiệu thiết bị di động có thiết kế độc đáo tại hội chợ Computex 2011. Sản phẩm là sự kết hợp hoàn hảo giữa tablet và smartphone.

Về cơ bản Padfone có cách thức hoạt động khá giống với Motorola Atrix 4G ở chỗ cắm điện thoại vào phụ kiện để dùng với màn hình lớn hơn. Tuy nhiên, điểm khác biệt là cả 2 thiết bị chính của Padfone đều có thể hoạt động độc lập.
Padfone bao gồm điện thoại màn hình 4 inch và tablet 10,1 inch hỗ trợ kết nối Wi-Fi. Cả 2 đều dùng hệ điều hành Android của Google. Khi được ghép lại với nhau, tablet sẽ có nhiệm vụ sạc pin cho smartphone và smartphone sẽ bổ sung kết nối 3G, camera chụp ảnh 5 megapixel cho máy tính bảng.
Cấu hình chi tiết, giá và thời gian phát hành sản phẩm vẫn chưa được Asus công bố.
Cũng tại Computex 2011, Asus tiếp tục cho ra mắt thêm máy tính bảng Eee Pad MeMO sử dụng màn hình 3D không cần kính cỡ 7 inch độ phân giải cao 1.280 x 800 pixel và chạy hệ điều hành Android 3.1. Giống như HTC Flyer, sản phẩm này cho phép dùng bút để nhập văn bản dễ dàng hơn.
Asus Eee Pad MeMO.

Điện thoại trong máy tính bảng - hàng độc

Theo các bức ảnh được đăng trên trang Pocketnow, một trong những sản phẩm chủ đạo của Asus ở triễn lãm Computex 2011 là sự pha trộn độc đáo giữa máy tính bảng và điện thoại thông minh.

Asus PadFone bao gồm điện thoại thông minh và máy tính bảng có khe cắm đặc biệt để chứa smartphone vào trong. Cả 2 đều sử dụng hệ điều hành Android của Google.
Nhiều ý kiến cho rằng, 2 bộ phận chính của PadFone có khả năng hoạt động độc lập hoặc tablet vốn chỉ có tác dụng như một đế dock với nhiệm vụ duy nhất là bổ sung màn hình to, mở rộng các cổng kết nối và cho thời lượng pin lâu hơn.
PadFone được trang bị nhiều cổng kết nối bao gồm, HDMI, microUSB, đầu đọc thẻ, giắc cắm 3,5 mm.
Thêm ảnh thiết bị PadPhone của Asus.
Ngoài PadFone, Asus dự kiến giới thiệu netbook Eee PC siêu mỏng và một model tablet nữa.

Apple thắng kiện, HTC bị cấm bán điện thoại vào năm sau

Ủy ban Thương mại Quốc tế (ITC) vừa ra phán quyết rằng HTC đã vi phạm một bản quyền của Apple. Điều này dẫn đến nhiều smartphone của công ty Đài Loan sẽ bị cấm bán ở Mỹ từ ngày 19/4/2012.

Đây là thông tin không mấy vui vẻ với HTC vì họ đang dẫn đầu thị trường smartphone ở Mỹ với 5,5 triệu máy bán ra trong quý III, vượt qua cả Apple lẫn Samsung. Mặc dù vậy, HTC và đối tác Google sẽ còn 4 tháng để lật ngược tình thế.
Sau quyết định của ITC, công ty Đài Loan không hề tỏ ra lo lắng. "Chúng tôi cảm thấy rất hài lòng trước phán quyết trên vì chỉ vi phạm bản quyền rất nhỏ liên quan đến giao diện. Chúng tôi sẽ gỡ bỏ đi tất cả tính năng này trên sản phẩm trong thời gian tới", HTC trả lời website BRG qua e-mail.
HTC không tỏ ra lo lắng khi bị cấm bán điện thoại ở Mỹ vào năm sau. Ảnh: BRG.
HTC và Apple đang kiện tụng lẫn nhau ở nhiều quốc gia. Cả hai đều được cho là sử dụng bản quyền một cách trái phép và nhiều khả năng phải tự đàm phán, nếu không sẽ bị thiệt hàng hàng tỷ USD. HTC đã bày tỏ ý muốn thương lượng với đối thủ để giải quyết các vấn đề tranh chấp mà không phải thông qua tòa án nhưng Apple chưa đồng ý.

5 bản nhái sản phẩm công nghệ siêu hạng năm 2011

Các sản phẩm "ăn theo" này có kiểu dáng rất giống hàng xịn và được trang bị tính năng cao cấp không hề thua kém.

Điện thoại Gooapple V5 khiến nhiều người ngỡ ngàng vì được trang bị màn hình 3,5 inch độ phân giải 960 x 640 pixel cùng độ mỏng chỉ 9,3 mm giống hệt iPhone 4S. Đây là sản phẩm nhái đầu tiên được tích hợp màn hình Retina cho ảnh mịn hơn cả các smartphone "khủng" khác trên thị trường. Gooapple V5 chạy hệ điều hành Android 2.3, chip tốc độ 800 MHz cho khả năng lướt web nhanh, chơi game mượt. Máy sở hữu bộ nhớ trong 4 GB, thỏi pin 1.050 mAh và có giá 300 USD.
Hình Gooapple V5 so dáng với iPhone 4S.
Video chạy thử smartphone Gooapple V5.
Sony Vita, máy chơi game cầm tay "hot" nhất năm 2011, cũng bị các công ty Trung Quốc làm nhái bằng sản phẩm Yinlips YDPG18 có mức giá rẻ hơn nhiều lần, chỉ 120 USD. Thiết bị này chạy hệ điều hành Android 2.2, dùng màn hình cảm ứng 5 inch, chip 1,2 GHz, 2 camera chụp ảnh, kết nối Wi-Fi và đường ra HDMI.
Trải nghiệm máy chơi game nhái Sony Vita.
Mở hộp và chơi game thử trên Sony Vita nhái.
Máy tính xách tay mang tên AirBook nhái MacBook Air của Apple có điểm mỏng nhất là 5 mm và giá bán rẻ hơn một nửa. Sản phẩm dùng lớp vỏ ngoài làm bằng chất liệu nhựa, được sơn màu bạc trông như kim loại và có trọng lượng 1,4 kg, nặng hơn một chút so với hàng xịn (1,35 kg). Cấu hình của laptop nhái đạt mức trung bình, tích hợp chip Atom lõi kép tốc độ 1,8 GHz, RAM 4 GB, cổng mini HDMI và chạy hệ điều hành Windows 7.
Hình AirBook so dáng với MacBook Air.
Video chạy thử laptop AirBook.
Điện thoại HDC A9100 được thiết kế giống smartphone "hot" Galaxy S II của Samsung. Máy sở hữu kiểu dáng khá mỏng hơn 10 mm, tuy không bằng được Galaxy S II thật (8,5 mm) nhưng cũng ngang được Galaxy S thế hệ đầu tiên. HDC A9100 tích hợp màn hình cảm ứng điện dung 4,3 inch, chip 650 MHz và có giá 260 USD.
Video trải nghiệm Galaxy S II nhái.
Chơi game thử trên điện thoại HDC A9100.
M97 là máy tính bảng nhái giống iPad 2 nhất với màn hình cảm ứng đa điểm 9,7 inch độ phân giải 1.024 x 768 pixel. Sản phẩm cũng hỗ trợ 2 camera ở mặt trước và sau nhưng chạy hệ điều hành Android, hỗ trợ kết nối Wi-Fi, Bluetooth.
Hình máy tính bảng iPad 2 nhái.
Nguyễn Hùng

Thứ Ba, 27 tháng 12, 2011

Hiện trường vụ truy sát ở shop thời trang Sóng Nhạc

Lúc 23h, sau khi án mạng xảy ra, rất đông người dân tụ tập trước shop thời trang Sóng Nhạc trên đường Nguyễn Trãi (phường 8, quận 5) theo dõi cảnh sát khám nghiệm.
Cuộc truy sát đẫm máu khiến một nhân viên chết và bốn người khác bị thương. Nguyên nhân chỉ vì một cô gái không đồng ý cởi bỏ áo khoác trước khi vào shop theo yêu cầu của bảo vệ (quy định riêng của shop để đề phòng trộm cắp tài sản) nên đã cự cãi rồi gọi điện thoại cho người thân đến "xử lý".
5 phút sau, một thanh niên dáng vẻ to lớn chạy xe SH màu trắng xuất hiện. Anh ta mở cốp xe lấy dao bấm dài 20 cm tấn công các nhân viên trong shop.
Sau khi đâm 5 nhân viên gục ngã, hung thủ đã vứt dao trên vỉa hè để bỏ chạy. Tuy nhiên anh ta đã bị bắt khi vào viện băng bó vết thương.
Hiện trường đồ đạc văng tứ tung. Máu loang khắp nơi trong và ngoài shop thời trang Sóng Nhạc.
Các nhân viên Sóng Nhạc hoảng loạn, buồn bã khi đồng nghiệp gặp nạn trong thời gian ngắn ngủi.
Phải tới gần một giờ sáng, công tác khám nghiệm hiện trường của cảnh sát mới hoàn tất.
Shop thời trang Sóng Nhạc nằm trên phố thời trang lớn nhất của Sài Gòn - đường Nguyễn Trãi.


Nhân viên shop thời trang bị truy sát vì chê khách mặc áo rởm

"Quê độ" vì bị nhân viên shop thời trang Sóng Nhạc bảo chiếc áo mua từ Australia của mình không xịn bằng hàng của tiệm, cô Việt kiều đã cự cãi kịch liệt rồi gọi bạn trai đến trợ giúp gây ra cuộc truy sát đẫm máu.

Cô Việt kiều Australia Lý Thu Nga. Ảnh: An Nhơn
Cô Việt kiều Australia Lý Thu Nga. Ảnh: An Nhơn
Tối 26/12, Lý Thu Nga (27 tuổi, Việt kiều Australia, ngụ cư xá Phú Lâm B, phường 13, quận 6) chở người thân là một nữ sinh lớp 10 đến shop thời trang Sóng Nhạc trên đường Nguyễn Trãi (quận 5) mua sắm. Khi đến nơi, nhân viên bảo vệ yêu cầu Nga cởi áo khoác cất ở tủ dành cho khách theo quy định của tiệm để tránh trường hợp tráo hàng. Nga không đồng ý vì cho rằng chiếc áo khoác của cô là hàng xịn mua ở Australia.
"Tôi nói với họ là trong shop không có áo giống loại này đâu mà sợ. Nhân viên lớn tiếng bảo trong tiệm có nhiều loại giống áo khoác tôi mặc và còn đắt tiền hơn nên vẫn cứ sợ bị trộm mất", cô Việt kiều có dáng người mảnh mai khai.
Sốc với câu nói của nhân viên và thấy mình bị xúc phạm, Nga lời qua tiếng lại với nhóm người tại đây. Lúc này tại shop Sóng Nhạc, ngoài hai bảo vệ còn có nhiều nhân viên giữ xe xúm lại. Thấy yếu thế, Nga liền móc điện thoại gọi bạn trai mới quen khi cô về Việt Nam là Nguyễn Ngọc Trí (36 tuổi, ngụ Bến Vân Đồn, quận 4) đến trợ giúp. "Tôi chỉ muốn anh ấy bảo vệ mình khi bị những người kia xúc phạm", Nga nói.
Còn theo ông Trần Trọng Nghĩa (57 tuổi) - nhân viên bảo vệ của cửa hàng thời trang thì ông đã làm đúng nhiệm vụ. "Khi thấy hai cô gái xinh đẹp chạy xe tới, tôi đã niềm nở tiếp đón", ông Nghĩa thều thào kể khi vừa qua cơn nguy kịch bởi nhát dao đâm thấu ngực gây tràn khí màng phổi.
Cũng theo ông Nghĩa do tiệm đã có quy định khách đến mua hàng phải để tất cả túi xách, áo khoác, nón... vào tủ cá nhân ở phía trước nên ông và con trai Trần Trọng Thành (32 tuổi) đã yêu cầu vị khách nữ cởi áo khoác bỏ vào tủ. Song, do lúc này trong shop rất đông khách, các tủ không còn chỗ trống nên anh Thành bảo cô gái có thể cất áo khoác vào cốp xe. "Cô ấy không đồng ý, lớn tiếng nói áo của mình đắt giá, mua từ Úc rồi văng tục", ông Nghĩa cho biết.
Vài nhân viên trông xe của tiệm xúm lại tìm hiểu sự việc. Thấy thái độ của cô gái quá cao ngạo, nhân viên Võ Quốc Tuấn bảo trong shop còn có nhiều áo giống vậy và đắt giá hơn. "Hai bên đôi co qua lại một lúc thì cô gái móc điện thoại gọi cho ai đó. Khoảng vài phút sau một thanh niên cao lớn chạy xe SH màu trắng tới", người bảo vệ nhớ lại.
Nhân viên bảo vệ Trần Trọng Nghĩa trên giường bệnh. Ảnh: An Nhơn
Nhân viên bảo vệ Trần Trọng Nghĩa đang nằm điều trị tại bệnh viện Chợ Rẫy. Ảnh: An Nhơn
Dựng xe đằng trước, gã đàn ông lớn tiến đến hỏi bạn gái có chuyện gì. Nghe Nga trình bày, anh ta quay sang hỏi các nhân viên sao nghi ngờ bạn gái muốn trộm đồ. "Thấy nhóm nhân viên đó lớn tiếng, tôi bực bội ra xe mở cốp xe lấy dao với mục đích hù dọa chứ không cố ý gây án", hung thủ Nguyễn Ngọc Trí khai tại cơ quan công an.
Khi Trí cầm hung khí quay lại, nhân viên đã gây sự với "người đẹp" là Võ Quốc Tuấn bỏ chạy vào trong và leo lên gác. "Các nhân viên trong shop dùng thanh sắt vây đánh tôi. Do cầm dao sẵn trên tay nên tôi mới xông vào đâm túi bụi. Tôi không nhớ đâm bao nhiêu người và trúng ở đâu. Tôi chạy ra ngoài và vứt dao bỏ chạy nhưng nhóm nhân viên vẫn cầm hung khí rượt theo. Chạy đến đường Huỳnh Mẫn Đạt, tôi bắt xe ôm và đến bệnh viện An Bình", Trí trình báo.
Tuy nhiên, do bệnh viện này chỉ cách nơi gây án khoảng một km nên Trí lo sợ sẽ bị cảnh sát tóm. Sau khi được sơ cứu, Trí tiếp tục bắt xe ôm đến Bệnh viện 115 ở quận 10 để điều trị. Khi Nga vào chăm sóc người tình thì công an ập vào bắt giữ.
Có 5 nhân viên bị Trí đâm gục được mọi người đưa đi cấp cứu ở bệnh viện Nguyễn Trãi cách đó vài chục mét. Anh Huỳnh Chí Thắng (25 tuổi, ngụ Bến Tre) đã tử vong do bị một nhát đâm thấu tim. Bốn người bị thương gồm: Trần Trọng Nghĩa (57 tuổi), Trần Trọng Thành (32 tuổi), Nguyễn Minh Hải (21 tuổi) và Phạm Lộc Quang (30 tuổi) sau khi cấp cứu đã qua cơn nguy kịch.
Theo thiếu tá Ngô Tấn Tài (Phó đội trưởng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, công an quận 5), vụ án là một lời cảnh tỉnh đối với các cửa hàng kinh doanh trong dịp Tết sắp đến.
"Đây là thời gian mà người dân có nhu cầu mua sắm rất nhiều, nhất là tại các shop thời trang. Qua vụ án này, chủ tiệm cần giáo dục nhân viên kinh doanh phải biết giữ lời lẽ, hãy xem 'khách hàng là thượng đế', tránh gây kích động để rồi xảy ra những vụ án nghiêm trọng không đáng có", ông Tài nói.

Vài nét về thông cáo báo chí

Thông cáo báo chí là công cụ tối quan trọng được các chuyên viên PR sử dụng để truyền tải thông tin tới công chúng với sự tham gia của bên thứ ba, các phương tiện truyền thông đại chúng. Có thể hiểu thông cáo báo chí là sự thể hiện mối quan hệ qua lại giữa PR và các phương tiện truyền thông

Thông cáo báo chí nói chung (News Release) là một phần của bộ tài liệu truyền thông (Media Kit) của các chuyên viên PR, đây là dạng tài liệu “không có bản quyền”. Bởi nó được báo giới coi là nguồn tin chứ không phải một bài viết để được đăng tải nguyên bản.
 Giới truyền thông sử dụng những thông tin của một hoặc tổng hợp từ nhiều thông cáo báo chí đến từ nhiều nơi khác nhau làm dữ liệu cơ sở cho các bài viết tin tức hoặc các bài viết thể hiện cái nhìn chuyên sâu của mình.

Ngoài ra, thông cáo báo chí gửi tới phương tiện truyền thông là báo in (dạng thông cáo báo chí này trong tiếng Anh gọi là Press Release), hoặc báo hình (dạng này trong tiếng Anh gọi là Video news release) hay báo mạng…thì đều có một tiêu chí chung đó là phải chứa tin.

thuật ngữ trong PR (tiếp theo) - phần 3

Speeches - Diễn văn: Khi được thực hiện tốt, một bài diễn văn có thể chuyển tải thông điệp của bạn như một diễn văn có sức lan toả mạnh mẽ. Điều này dễ nói hơn là làm, bởi vì những vấn đề lớn sẽ nảy sinh trong quá trình thực hiện. Bài diễn văn phải ngắn gọn, thú vị và được gắn kết công phu. Các chính trị gia hoặc những người đứng đầu các tập đoàn thường được kêu gọi phát biểu trước công chúng. Do đó, họ thường xuyên phải thuê những người chuyên viết diễn văn, những người biết tạo ra những thông điệp một cách hiệu quả để lôi kéo cảm xúc từ người nghe. Những chủ doanh nghiệp nhỏ có thể được mời phát biểu tại các trường đại học, trung học, trước các câu lạc bộ, các nhóm hoạt động hay tại bất kỳ một sự kiện nào. Nhưng đừng ngồi đấy và chờ được mời. Hãy chủ động và tình nguyện nói. 

Xuất hiện trước công chúng: Việc một đại diện của công ty bạn xuất hiện ở các sự kiện khác nhau rất có lợi cho công việc của bạn. Đó là một cách để tham gia vào cộng đồng, cho cộng đồng thấy sự quan tâm của công ty bạn và sự sẵn sàng mở rộng biên giới giao tiếp. Có rất nhiều nơi và sự kiện bạn có thể xuất hiện, như: ngày hội quyên góp và từ thiện, hội nghị chuyên đề cộng đồng, các buổi chiêu đãi, hội thảo thương mại và nhiều sự kiện khác, những sự kiện này được tổ chức quanh năm. Vấn đề là cần phải có một người có khả năng diễn thuyết để thể hiện công ty bạn quan tâm thế nào tới những gì đang diễn ra trong khu vực. 

Tổ chức một buổi họp báo chỉ cần thiết khi cần phải đưa ra một tuyên bố chính thức. Một hoặc hai đại diện của công ty sẽ phát biểu, đưa ra tuyên bố và giải thích những vấn đề liên quan và họp báo được tổ chức là để hỏi, trả lời và thảo luận với rất nhiều cơ quan báo chí. Người phát ngôn nên chuẩn bị kỹ lưỡng mọi vấn đề có thể được hỏi. Nói chung, người phát ngôn nên là người có khả năng nói tốt, duyên dáng và có thể giải quyết ổn thoả những câu hỏi tiêu cực một cách tích cực. Một quy tắc chung là đừng bao giờ tổ chức họp báo khi một bản thông cáo báo chí hoặc vài cú điện thoại có thể thực hiện thay nó mà vẫn đảm bảo được mục đích của bạn. 

Presentations - Thuyết trình: Một buổi thuyết trình cũng gần giống với một cuộc họp báo. Tuỳ thuộc vào phạm vi công việc của bạn, bạn có thể được yêu cầu nói trước một nhóm đồng nghiệp, khách hàng hoặc trước một câu lạc bộ. Mục đích của buổi thuyết trình là cung cấp thông tin chung và thông tin phụ trợ, bạn nên sử dụng càng nhiều phương tiện/thiết bị gây bắt mắt càng tốt. Bạn có thể chiếu một đoạn video hoặc film về công ty hoặc có thể là quảng cáo về công ty trên màn hình. Một buổi thuyết trình về cơ bản có phạm vi rộng hơn một cuộc họp báo vì họp báo chỉ chủ yếu tập trung vào một sự kiện hoặc một tuyên bố nào đó. Chuẩn bị phần thuyết trình bằng một bản tóm tắt nhanh về tất cả những gì bạn làm hoặc cung cấp cho khách hàng và liệt kê tất cả những việc bạn đã làm được.

Integrated marketing communication hay IMC là marketing truyền thông tích hợp hay marketing tổng lực, marketing hợp nhất. Có nghĩa là sử dụng đồng loạt nhiều công cụ trong marketing để tạo hiệu quả tổng lực. Bạn có thể tìm hiểu khái niệm này trong các tài liệu về marketing.

Product public relations là PR cho sản phẩm dùng để phân biệt với PR cho công ty, tổ chức,. hay con người.

Corporate Communication có thể hiểu là hệ thống giao tiếp của công ty đối với các nhân tố bên ngoài (ai có cách dịch trơn tru và hay ho hơn thì góp nhé). Nó cũng liên quan nhiều đến PR. Tôi đọc trong các tài liệu nước ngoài thì thấy nó bao gồm: Bao gồm các vấn đề văn hoá công ty, công cụ nhận diện công ty, tiểu cử công ty, quan hệ giữa các nhân viên công ty, mối quan hệ với báo chí, cách thức giải quyết khủng hoảng, các công cụ giao tiếp khác...

Tương tự marketing communication là tất cả các chiến lược, thủ thuật, hoạt động, nói chung cái để chuyển tải thông điệp đến khách hàng mục tiêu, có tính đến việc sử dụng các công cụ truyển thông.

thuật ngữ trong PR (tiếp theo) - phần 2

Press Releases – Thông cáo báo chí: Là một văn bản ngắn, thường chỉ một trang, nhằm mục đích kêu gọi nhận thức và sự quan tâm tới một sự kiện hoặc một vấn đề có giá trị tin tức của công ty bạn. Thông cáo báo chí được gửi đến tất cả mọi loại hình thông tin báo chí: báo in, phát thanh và truyền hình. Nếu thông báo báo chí bạn gửi đi được giới truyền thông cho là thực sự có giá trị tin tức, nó có thể đem đến một nhận thức đáng kể của công chúng về sự kiện/vấn đề của công ty bạn. 

Thông thường, nếu một tờ báo đăng tải thông tin được lấy ra từ thông cáo của bạn, nó sẽ tạo ra hiệu ứng “domino” và những tờ báo khác cũng sẽ đăng. Các tập đoàn thường có chuyên gia PR được đào tạo bài bản để viết thông cáo báo chí một cách tốt nhất, có sức mạnh nhất để chắc chắn sẽ nắm được sự chú ý của công chúng. Nhưng phải cẩn thận: không cần biết thông tin của bạn mang tính thời sự, có giá trị tin tức như thế nào nhưng nếu chúng được viết ra một cách cẩu thả sẽ làm cho giới truyền thông hoảng và xa lánh nhanh hơn cả việc họ tẩy chay những “talk show” nhàm chán. 

Press Kits – Bộ tài liệu dành cho báo chí: Một bộ tài liệu đính kèm, được gọi là “press kit” hay “media kit”, là phần mở rộng của thông cáo báo chí. Nó thường là một tập tài liệu có chất lượng cao bao gồm các thông tin cần gửi đến cho báo chí: thông cáo báo chí, brochure, các tài liệu phụ thêm, bản giới thiệu về công ty, tổng hợp thông tin báo chí (news clippings), ảnh (nếu phù hợp), thông tin liên lạc và những tài liệu cần thiết khác. 

Những tài liệu này được dùng thường xuyên để thu hút những đối tượng mới. Chúng cũng đồng thời luôn cung cấp sẵn cho giới truyền thông những thông tin thêm mà bất chợt họ có thể cần về công ty bạn. EPKs (hay còn gọi là Bộ tài liệu điện tử - Electronic Press Kits) cũng có thể bao gồm băng video hoặc những thông tin liên quan (ví dụ băng quảng cáo, điểm tin…).

Special Events - Sự kiện đặc biệt: Những sự kiện này đem lại cơ hội lớn nhất cho bất kỳ một công ty nào muốn thu hút được sự quan tâm của báo chí. Để tên của công ty bạn gắn với một sự kiện mang tính xã hội luôn là một cách chắc chắn để dành được sự đón nhận tích cực của công chúng. 

Ví dụ, công ty bạn tổ chức một bữa sáng bằng bánh kệp cho mọi người để quyên tiền cho hoạt động xã hội nhân đạo ở địa phương. Sự hào phóng, quan tâm săn sóc này chắc chắn sẽ có một tác động tích cực tới việc mọi người nhìn vào hoạt động của bạn như thế nào kể từ thời điểm này. Không chỉ có thế, những sự kiện như thế này thường chiếm một dung lượng lớn trên báo chí truyền thông để đăng tải, đặc biệt nếu có một chính trị gia hay một nhân vật nổi tiếng của địa phương xuất hiện. 

Quảng cáo hay Tuyên bố dịch vụ công cộng (PSAs). Nhiều tổ chức và tập đoàn cùng nhau làm chung quảng cáo, không phải với mục đích bán sản phẩm mà để dành thiện cảm. 

Lấy một ví dụ về quảng cáo của một công ty rượu bia không ủng hộ việc vừa uống rượu vừa lái xe, hay một quảng cáo của công ty sản xuất thuốc lá kêu gọi thanh niên không hút thuốc lá. Những quảng cáo như vậy, được gọi là tuyên bố dịch vụ công (“public service nnouncements” - PSAs), không phải được đưa ra bởi mục tiêu tăng khả năng bán hàng, tuy nhiên thiện cảm họ tạo ra có thể hữu ích cho việc bán hàng bằng cách này hay cách khác. 


GIẢI THÍCH MỘT SỐ THUẬT NGỮ CĂN BẢN TRONG PR

Xin chia sẻ một số thuật ngữ trong PR cho các bạn quan tâm đến PR

Media kits/press kits: Những tài liệu thường đính kèm thông cáo báo chí để hỗ trợ thông tin cho thông cáo báo chí, dành để gửi cho phóng viên. Bao gồm tiểu sử công ty, giới thiệu về sản phẩm, hình ảnh hoạt động, hình ảnh sản phẩm... Người ta cũng có thể đưa media kits lên website của công ty cho phóng viên tiện truy cập và sử dụng.

Letter to editor: Thư ngỏ, thường gửi cho tổng biên tập, phóng viên, biên tập viên... Người ta thường gửi thư ngỏ kèm thông cáo báo chí. Trong thư ngỏ giới thiệu sơ qua về bản thân, công ty, sản phẩm, dịch vụ, sự kiện sắp diễn ra hoặc sự kiện cần đưa tin , viết bài. Thường là phải nêu 1 số lý do thuyết phục toà soạn đăng bài, chẳng hạn như đây là sự kiện nóng hổi mà bất cứ độc giả nào của quý báo cũng quan tâm. Đôi khi ngươời ta còn gọi đây là Cover letter.

Press conference: Buổi họp báo, các công ty thường tổ chức họp báo khi sắp sửa tung SP mới, khi cty gặp khủng hoảng cần đưa tuyên bố chính thức của cty ra dư luận...

Media list: Danh sách truyền thông. Để thông điệp của cty tiếp cận đúng đối tượng khán giả mục tiêu, người làm PR cần khoanh vùng các phương tiện truyền thông, báo chí thích hợp trong 1 danh sách.

Press cliping service: Dịch vụ thu thập thông tin. Khi công ty muốn nắm tin tức hàng ngày từ các phương tiện truyền thông, thì thường lựa chọn hình thức "nhờ đọc tin tức dùm". Các công ty cung cấp dịch vụ này sẽ gửi đến cty những bản scan, bản copy các bài báo theo những thông tin mà cty yêu cầu. Nhờ những thông tin này, không cần mua báo về và tốn thời gian đọc, cty vẫn có thể nắm bắt nhanh nhạy các thông tin về cty và đưa ra hành động ứng phó kịp thời nếu đó là tin xấu.

Advertorial: Những bài báo thương mại, là khái niệm chỉ việc cty mua trang trên các báo để đưa những thông tin mình cần đưa. Các công ty thường trình bày advertorial theo phong cách một bài báo thông thường, đôi lúc thông tin "trông có vẻ" khách quan để tăng sức thuyết phục, khác với hình thức quảng cáo là công khai tung hô về mình.(Tuy nhiên 1 số bài advertorial trên báo chí VN hiện nay đọc vào là biết có mùi quảng cáo, cái đó thì miễn bàn ở đây).

Above the line campaign: 1 chiến dịch marketing chỉ dùng quảng cáo

Below the line campaign: 1 chiến dịch marketing ko dùng quảng cáo, thay vào đó là các hình thức xúc tiến khác như PR, marketing trực tiếp, khuyến mãi...

Sector/trade press: Báo chí dành cho các đối tượng độc giả chuyên biệt, ví dụ tờ Ô tô Việt Nam dành cho đối tượng độc giả là những người quan tâm đến ô tô như người SX, buôn bán ô tô, người mê ô tô...

Teaser: Hoạt động lôi kéo sự chú ý, tò mò của khán giả trước 1 chiến dịch PR.



Advertorial, Editorial và Press Release

Theo thống kê, 90% doanh nghiệp cho rằng làm PR là “chạy” cho được một số tin, bài trên báo chí. 90% các nhà báo cho rằng tin, bài PR là “tô vẽ, đánh bóng” cho doanh nghiệp.






Các bài viết thường có dạng bài viết quảng cáo (advertorial), bài viết PR (editorial) và bài viết kiểm chứng ( testimonial ). Theo đó, advertorial là quảng cáo được viết dưới dạng một bài báo, tuy nhiên có chú dẫn thông báo là bài viết quảng cáo và thường không có tên tác giả.

Advertorial cũng thường được trình bày như một phần riêng biệt trong ấn phẩm, và có nội dung do doanh nghiệp (hoặc công ty PR) thực hiện và phê duyệt. Trong khi đó, editorial là bài viết mang tính độc lập của nhà báo, cung cấp các nội dung có mục đích, thông tin xác thực và có xu hướng đáng tin cậy đối với người đọc, nhằm biến thông tin PR trở thành thông tin có giá trị thực sự.

Mặc dù advertorial khá hữu dụng trong trường hợp doanh nghiệp muốn đặt nặng thông tin về đặc điểm của sản phẩm, khi cần hướng dẫn chi tiết về tính chất hay cách sử dụng sản phẩm, hoặc khi đơn giản là không có một “câu chuyện hay” nào để kể, song dạng bài viết này thường quá chú tâm đến “tô son điểm phấn” cho thương hiệu, tự làm lộ rõ tính chất quảng cáo, đồng thời nội dung thường thiếu tính hấp dẫn của báo chí, không phù hợp với tiêu chí, đặc điểm của tờ báo. Đó là chưa kể vị trí đặt bài thường không phù hợp, và cách trình bày nhiều khi lạc lõng, không giống phong cách chung của tờ báo.

Những nhược điểm của advertorial lại là ưu điểm của editorial, khi bài viết do tờ báo phát triển và thực hiện, không bị doanh nghiệp chi phối về nội dung và hình thức, có tính khách quan, chân thực cao và do đó tạo được niềm tin nhất định đối với độc giả. Năm bước cơ bản tạo ra một bài viết editorial: tìm được một câu chuyện hấp dẫn – câu chuyện đó phù hợp với đặc điểm riêng của tờ báo – câu chuyện đó có nội dung hữu ích cho người đọc – tìm ra những phương thức thể hiện khác nhau – tạo ra những “góc cạnh” khác nhau cho mỗi chủ đề.

Cả hai phương thức này chúng ta đều sẽ có lúc cần đến. Advertorial đem đến những thông tin mà doanh nghiệp muốn truyền tải một cách trực tiếp và nhanh nhất đến với tâm trí độc giả. Tuy nhiên, editorial lại để lại ấn tượng sâu sắc và niềm tin chân thực đối với công chúng.

Vì thế, chỉ khi nào doanh nghiệp không thể sử dụng hình thức editorial thì hãy dùng đến advertorial. Biết kết hợp cả hai hình thức này thì doanh nghiệp sẽ có được lợi ích lớn nhất từ một nguồn kinh phí nhất định dành cho công tác truyền thông, mà độc giả thì cũng sẽ có cái nhìn đa chiều hơn về thương hiệu.

Trong mối tương quan với thực tế này, các mạng xã hội ngày càng có sức lan tỏa lớn, trong khi điều thú vị là các phương tiện truyền thông đại chúng trong nước dường như cũng ngày càng mang tính “đối thoại” nhiều hơn.Một phương thức truyền thông hiệu quả hơn nữa đáng để cân nhắc sử dụng đó là testimonial.

Testimonial dạng bài viết kiểm chứng- có đưa nhân vật thực tế sử dụng, đưa các số liệu dẩn chứng thực tế để thuyết phục khách hàng, làm cho khách hàng tin hơn khi quyết định mua sản phẩm- thường bài viết này thể hiện qua các bài phỏng vấn, có chụp hình các nhân vật nổi tiếng, hoặc thống kê các số liệu (Ví dụ: 90% phụ nữ Việt Nam tin dùng Omo, LG- bán chạy nhất 5 năm liền với doanh số…, hoặc dạng bài các đồ dùng hằng ngày của người nổi tiếng,…)

Xu hướng này có thể được doanh nghiệp chủ động tạo ra bằng cách tìm kiếm và xác định những nhân vật có tầm ảnh hưởng nhất định, hoặc thiết lập những nhóm hoạt động nhằm mục đích chia sẻ thông tin và khuyến khích sử dụng sản phẩm, dịch vụ. Tiếp theo là tạo ra những hoạt động gây tiếng vang và ảnh hưởng trong cộng đồng nhằm tăng độ nhận biết của thương hiệu, gây dựng lòng tin và sự trung thành với thương hiệu.


Vậy khi nào thì dùng advertorial, editorial hoặc testimonial?

Thông thường  PR không chỉ là một bài viết đơn  thuần về một sản phẩm khi tung ra hoặc khi bán ế rồi sau đó im hơi lặng tiếng, mà nó là một chuỗi các bài viết có liên đới  được xây dựng theo chuỗi nhận thức của  khách hàng về sản phẩm đó.





Nhận biết --> Dùng thử (tin tưởng mua) --> Trung Thành --> Giới thiệu bạn.

Một chiến lược PR (truyền thông cho  một sản phẩm) bao gồm hơn một giai đoạn truyền thông. Chúng ta có thể dùng advertorial cho giai đoạn 1: xây dựng độ nhận biết hoặc editorial.

Khi sản phẩm đã được nhận biết rộng rãi, với mục tiêu xây dựng niềm trung thành cũng như khuyến khích khách hàng mới quyết định mua, chúng ta có thể dùng testimonial.

Tóm lại công tác PR đòi hỏi chúng ta một cái nhìn dài hơi hơn là một bài viết về sản phẩm đơn thuần (advertorial), đòi hỏi chúng ta phải nắm được các chu trình sống của sản phẩm, các giai đoạn nhận thức của khách hàng (tâm lý khách hàng) từ đó xây dựng các mục tiêu truyền thông cụ thể, thông điệp cụ thể, cho từng giai đoạn, với mỗi mục tiêu ta có thể  chọn loại  hình PR thích hợp (ad or ed or test).

Chú ý: có thể nhầm lẫn giữa PR (public relation): xây dựng quan hệ công chúng và PR (press release): thông cáo báo chí. Có nghĩa là PR (press release) chỉ là một trong những hoạt động của PR (public relation).

Hình ảnh lịch sử về ngày toàn quốc kháng chiến

Gần 8 năm sau ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến với câu nói nổi tiếng “ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm”, quân và dân đi đến thắng lợi bằng trận chiến Điện Biên Phủ năm 1954.
Sáng 15/12, nhân kỷ niệm 65 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (19/12/1946-19/12/2011), Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III (Cục Lưu trữ Quốc gia) khai mạc gian trưng bày ảnh, tài liệu về sự kiện lịch sử này.
Ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Một tuần sau, ngày 8/9/1945, Chủ tịch Chính phủ lâm thời ra sắc lệnh bắt buộc học chữ quốc ngữ và học không mất tiền. Trong ảnh là lớp học ở thôn Liễu Viên, xã Nghiêm Xuyên (huyện Thường Tín, Hà Tây) dùng đèn bằng đĩa dầu lạc.
Đội Nhi đồng Cứu quốc Mai Hắc Đế tham gia vận động bầu cử Quốc hội, ngày 5/1/1946.
Chủ tịch Hồ Chí Minh ký hiệp định sơ bộ ngày 6/3/1946 với đại diện Pháp Sainteny tại số 4 phố Lê Lai (Hà Nội). Ông Hoàng Minh Giám đọc bản hiệp định.
Ngày 2/5/1946, trong lời kêu gọi chống thất học, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bức thư và cảm tưởng của một cụ già 77 tuổi đã biết chữ quốc ngữ.
Trước sự lấn lướt của thực dân Pháp, ngày 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra lời kêu gọi "Toàn quốc Kháng chiến". Đồng thời, Bộ trưởng Quốc phòng, Tổng chỉ huy quân đội và dân quân Việt Nam cũng ra mệnh lệnh toàn quốc kháng chiến.
Ngày 19/12/1946, pháo đài Láng là nơI bắn phát đạn đầu tiên vào thành Hà Nội, mở đầu ngày toàn quốc kháng chiến.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp (người đang chỉ tay vào bản đồ, thứ ba từ trái sang) báo cáo với Chủ tịch Hồ Chí Minh (người quay lưng, thứ hai từ tráI sang) kế hoạch phá tan âm mưu của Pháp tấn công Việt Bắc, thu - đông năm 1947.
Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm và nói chuyện thân mật với một đơn vị dân quân và bộ đội địa phương tỉnh Cao Bằng sau chiến dịch biên giới thắng lợi, năm 1950.
Chủ tịch Hồ Chí Minh huấn thị cho một đơn vị bộ đội trong chiến dịch Cao - Bắc - Lạng tại hang Nhị Thanh (Lạng Sơn) năm 1950.
Bộ đội từ sân bay tiến vào trung tâm Mường Thanh, tháng 4/1954.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các đồng chí Trường Chinh (bên trái), Phạm Văn Đồng (bên phải), Võ Nguyên Giáp (ngoài cùng bên trái) quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ, năm 1954.
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, bộ đội rước ảnh Hồ Chủ tịch đi tuần hành trên những chiếc xe tăng chiến lợi phẩm giữa tiếng hoan hô vang dội của quân, dân năm 1954.
Chủ tịch Hồ Chí Minh quan sát trận địa ở mặt trận Đông Khê, năm 1950.

Chủ Nhật, 25 tháng 12, 2011

Quy mô của bộ phận PR

Quy mô của bộ phận PR có thể lớn hay nhỏ tùy thuộc vào: Quy mô của tổ chức

Mức độ cần thiết của tổ chức về PR và tầm quan trọng mà ban lãnh đạo xác định đối với hoạt động này. Các yêu cầu PR đặc biệt của tổ chức

Chẳng hạn, một nhà sản xuất sản phẩm tiêu dung lớn có thể chi phí nhiềucho quảng cáo và ít hơn cho PR, trong một công ty trong lĩnh vục công nghiệp hay kỹ thuật thì ngược lại. Không có nhu cầu về PR ở tổ chức giống tổ chức nào. Điều quan trọng là mục tiêu giao tiếp với những nhóm công chúng xác định mà ban lãnh đạo đặt ra. Lực đẩy của PR phải bắt đầu từ ban lãnh đạo.

Bộ phận PR nội bộ có thể chỉ bao gồm một trưởng phòng PR và một thư ký, hay có thể có thêm các trợ lý chuyên môn như nhân viên báo chí, biên tập viên tạp chí nội bộ, nhân viên thiết kế - in ấn, thợ chụp hình…Có những tổ cức không tuyển dụng một chuyên viên PR mà để giám đốc tiếp thị, quảng cáo hay giám đốc bán hàng kiêm luôn nhiệm vụ này hoặc sử dụng dịch vụ của một công ty tư vấn.

Ở một số nơi chẳng hạn như các tổ cức tình nguyện, hoạt động PR cũng thuộc phạm vi nhiệm vụ của chính giám đốc, nhân viên gây quỹ, thư ký hay thành viên. Trước kia, tại các cơ quan chính quyền địa phương của Anh, PR do thư ký của thị trưởng đảm nhiệm, nhưng ngày nay hầu hết các đơn vị này đều có hẳn một đội ngũ PR chuyên nghiệp.

Hoạt động PR ở từng tổ chức không giống nhau, nhưng nhình chung công việc của một phòng PR có thể bao gồm một số hoặc tất cả các nhiệm vụ sau:

- Viết và phân bố cá thông cáo báo chí, hình ảnh và bài điểm tin cho giới báo chí, thu nhập và lưu trữ danh sách báo chí.

- Tổ chức các buổi họp báo, các buổi đón tiếp và những buổi đi tham quan cơ sở vật chất của tổ chức.

- Duy trì bộ phận chuyên cung cấp thông tin cho các phương tiện truyền thông.

- Sắp xếp các buổi phỏng vấn với đài phát thanh, đài truyền hình hay giới báo chí cho lãnh đạo.

- Hướng dẫn các nhà chụp ảnh và tổ chức một thư viện hình ảnh.

- Biên tập và xuất bản tạp chí nội bộ cho nhân viên, tổ chức các hình thức thông tin nội bộ khác như chiếu phim, trình bày bằng hình ảnh hay báo tường, v.v…

- Biên tập và xuất bản tạp chí cho các đối tượng ngoài công ty như nhà phân phối, người sử dụng hay khách hành…

- Viết và xuất bản các tài liệu mang tính giáo dục, lịch sử công ty,các báo cáo thường niên, giới thiệu nhân viên mới, những áp- phích mang tính giáo dục cho các trường học…

- Tổ chức các cuộc triển lãm, trưng bày.

- Thực hiện và duy trì các hình thức thể hiện văn hoá tổ chức như logo, màu sắc, kiểu chữ, kiểu in, cách trang trí trên các phương tiện vận chuyển của công ty, đồng phục…

- Quản lý các chương trình tài trợ PR

- Tham dự các buổi họp ban lãnh đạo yêu cầu cũng như các cuộc họp với bộ phận sản xuất, tiếp thị, bán hàng và các phòng ban khác…

- Tham dự các hội nghị của những người bán hàng và phân phối sản phẩm cho công ty.

- Đại diện cho công ty tại các cuộc họp hợp tác thương mại.

- Liên hệ với văn phòng tư vấn PR.

- Huấn luyện đội ngũ nhân viên PR.

- Thực hiện các cuộc thăm dò ý kiến (hay những nghiên cứu khác).

- Giám sát hoạt động quảng cáo của tổ chức.

- Liên hệ với các chính trị gia hay nhân viên chính phủ.

- Thực hiện các buổi khai trương cơ sở mới - sắp xếp cho nhân vật quan trọng (VIP), khách mời và giói báo chí tới dự.

- Tổ chức các buổi tham quan cho những nhân vật quan trọng, khách nước ngoài…

- Thu nhập các bái báo hay mọi thông tin phản hồi về công ty trên các phương tiện truyền thông.

- Phân tích những ý kiến phản hồi vá đánh giá kết quả dựa trên các mục tiêu đặt ra.

PR-Quan hệ công chúng là gì?

Định nghĩa có tính truyền thống nhất nhấn mạnh vai trò của báo chí và quảng cáo bởi vì đây là những yếu tố chính mà dựa trên đó , QHCC hiện đại phát triển .Tiếp sau đó, QHCC đuợc nhận biết và sử dụng bởi nhiều tổ chức khác nhau , nên định nghĩa về nó cũng thay đổi như:
  • Là nhu cầu nghiên cứu hay thăm dò công chúng truớc khi bắt đầu hành động , hoạch định thận trọng và qua đó, có thể đánh giá hay thẩm định kết quả trước.
  • Là một quy trình có hệ thống , liên tục, thay vì chỉ là một hoạt động rieng lẻ , nhất thời
  • Làm gia tăng đột biến số luợng khách hàng, khán giả, người đọc hay công chúng
  • Vai trò của QHCC như là nhiệm vụ căn cơ nhất của quản lý
  • Xem sự tham gia , suy nghĩ, hoà giải , trọng tài , nhận xét của công chúng là những yếu tố quan trọng
  • một nhu cầu cho kế hoạch dài hạn
Những định nghĩa này thuờng dài dòng vì chúng bao hàm những việc mà QHCC làm ,chứ không phải QHCC là gì .Vào năm 1988 , trong một nổ lực nhằm giải quyết vấn đề này , Ban chấp hành của Hiệp hội Quan hệ công chúng Hoa Kỳ ( Public Relations Society of America) – chính thức đưa ra một định nghĩa về QHCC mà hiện nay đang dược chấp nhận và sử dụng rộng rãi.Quan hệ công chúng giúp một tổ chức và công chúng của nó ngày càng hiểu biết nhau hơn và chấp nhận lẩn nhau .Theo định nghĩa này , thì QHCC (PR ) bao hàm các những nhiệm vụ chủ yếu như  nghiên cứu , hoạch định, đối thoại, giao tiếp và đánh giá . Những từ như “ tổ chức” (organization) tốt hơn là “ công ty “ hay “ doanh nghiệp” ,và “ công chúng” (public) cho thấy tất cả tổ chức có những công chúng khác nhau mà từ đó họ phải kiếm lấy sự đồng tình và ủng hộ.

Các yếu tố của QHCC

Tư vấn : đưa ra lời khuyên đối với ban giám đốc hay tổng giám đốc liên quan tới chính sách , quan hệ và giao tiếp , tóm lại: nên làm gì Nghiên cứu : Xác định thái độ và hành vi của công chúng và nguyên nhân để vạch định kế hoạch , thực hiện , đánh giá các hoạt động nhằm làm ảnh hưởng hay thay đổi thái độ và hành vi đó. Quan hệ báo chí: giao tiếp với giới truyền thông để quảng bá hay thông tin về công ty. Quảng bá : Đưa thông tin qua một phương tiện truyền thông có chọn lựa mà không phải trả tiền .Quan hệ nội bộ: Trả lời những quan tâm và thông tin, động viên nhân viên và thành viên trong nội bộ, kể cả những người về hưu và gia đình họ. Quan hệ cộng đồng : Tham gia tích cực với và bên trong một cộng đồng để duy trì và cải thiện mối quan hệ có lợi cho đôi bên. Công tác quần chúng : Khuyến khích sự tham gia của công chúng vào quá trình hình thành chính sách , kế hoạch kinh doanh .Quan hệ với cơ quan công quyền: Quan hệ trực tiếp vớI cơ quan lập pháp và hành pháp , để kêu gọI hợp tác và tạo điều kiện cho những hoạt động quần chúng của công ty. (ví dụ : tổ chức chạy marathon cần cảnh sát bảo vệ )  Quản lý giảI pháp : Xác định và tìm ra giảI pháp cho những mốI quan tâm của công chúng có liên quan đến công ty .( ví dụ : vấn đề môi trường ) Quan hệ tài chánh : Tạo ra và duy trì niềm tin của các nhà đầu tư và xây dựng mốI quan hệ tích cực vớI cộng đồng tài chánh , thỉnh thoảng được gọI “ quan hệ nhà đầu tư hay quan hệ cổ đông ) Quan hệ giớI kỷ nghệ : quan hệ vớI các công ty trong ngành và vớI các tổ chức công đoàn .Gây quỹ /phát triển : Vận động nội bộ hay bạn bè đóng góp tự nguyện vào các hoạt động từ thiện ( ví dụ : công ty Pricewaterhousecooper tổ chức đua xích lô từ thiện …Saigon Times Group tổ chức Quỹ Saigon Times Foundation …)  Quan hệ công đồng dân tốc thiểu số . ( Ví dụ : Công ty Prudential xây nhà tình nghĩa vùng  đồng bào Thượng ở Daklak)  Tổ chức sự kiện : Nhằm tạo môi trường và cơ hộI giaolưu giữa doanh nghiệp và công chúng .( Ví dụ : công ty Kotex( sản xuất băng vệ sinh) tổ chức chương trình thi Nữ sinh và tương lai ) hay chươngtrình gặp gở của HTV 7 mờI giám đốc bệnh viện Chơ Rẩy giao lưu vớI công chúng . Truyền thông tiếp thị: Kết hợp những hoạt động bán hàng , dịch vụ hay ý tưởng bao gồm quảng cáo , quảng bá , khuyến mảI , triển lảm và những sự kiện đặc biệt khác .  

Thứ Năm, 15 tháng 12, 2011

Tôn Phi Phi được xin lỗi sau tai nạn 'rơi' váy

Phương Linh, MC đã giẫm tụt váy của người đẹp "Mỹ nhân tâm kế", đề nghị được chuộc lỗi bằng cách "không mặc nội y để Tôn Phi Phi giẫm lại" váy của mình.

Vẫn quyến rũ rạng ngời trong chiếc váy lệch vai màu đen, người đẹp của Mỹ nhân tâm kế Tôn Phi Phi (Sun Fei Fei) tham gia sự kiện Đại lễ Thời trang Trung Quốc 2011 diễn ra tại Bắc Kinh vào 13/12.
Tôn Phi Phi (trái) bị Phương Linh giẫm tụt váy. Ảnh: Ifeng.
Cô tránh trả lời mọi câu hỏi của phóng viên về vụ việc xảy ra hôm 11/12. Nhưng người quản lý của Phi Phi nhất mực cho rằng: “Người dẫn chương trình hôm đó - Phương Linh (Fang Ling) - đã cố tình giẫm lên váy cô”. Quản lý của nữ diễn viên còn phẫn nộ: “Từ sau khi xảy ra sự việc đáng tiếc đó, Phương Linh không hề bày tỏ ái ngại hay xin lỗi Phi Phi”.
Trước cáo buộc này, chiều 14/12, Phương Linh đã đăng lời xin lỗi Tôn Phi Phi trên trang Weibo cá nhân. Và để thể hiện thành tâm, cô còn bạo dạn nêu ý tưởng: chấp nhận không mặc nội y để cho Tôn Phi Phi giẫm lại váy của mình. Phương Linh cũng giải thích, do bận công tác ở tỉnh Vân Nam nên cô chưa có cơ hội công khai xin lỗi.
Tôn Phi Phi tại Đại lễ Thời trang Trung Quốc 2011 diễn ra hôm 13/12. Ảnh: Ifensi.
Tại Lễ trao giải quý ông thời trang năm 2011 hôm 11/12 do tạp chí Esquire tổ chức, Tôn Phi Phi bị MC của chương trình Phương Linh giẫm lên tà váy khiến nửa phần ngực của cô bị lộ ra trước ống kính.
Tôn Phi Phi sinh năm 1981 ở Hồ Bắc (Trung Quốc). Cô từng tốt nghiệp Học viện Điện ảnh Bắc Kinh. Cô từng tham gia một số bộ phim như: Bình Tông hiệp ảnh, Anh hùng thành Ngõa Trì, Bích huyết kiếm, Mỹ nhân tâm kế

 

Cháy tháp đôi 33 tầng, hàng chục công nhân mắc kẹt

Khói đen bao trùm từ tầng 7 của công trình tháp đôi Điện lực cao 29 và 33 tầng trên phố Cửa Bắc (Hà Nội). Từ các tầng, nhiều công nhân bị mắc kẹt đã đập cửa đứng vẫy tay xin cầu cứu.

Hiện 7-8 xe cứu hỏa, 2 xe thang cùng hàng chục cảnh sát phòng cháy chữa cháy đang cố gắng dập tắt đám cháy, cứu người mắc kẹt. Nhiều xe cứu hỏa sau phải tới tiếp nước ở hồ Trúc Bạch nằm cách đó vài trăm mét.
Đứng từ xa cũng có thể nhìn thấy cột khói bốc cao. Ảnh: CTV.
18h, đám cháy ở tầng hầm đã được dập tắt. Trên tầng 33, 4-5 công nhân đang bật đèn pin điện thoại để báo hiệu cho lực lượng cứu hỏa ứng cứu. Công nhân ở một số tầng khác cũng ra tín hiệu tương tự.
Do hai thang cứu hỏa chỉ vươn tới tầng 4-5 nên lực lượng cứu hộ phải leo cầu thang bộ để lên tầng 7-8 tìm kiếm người bị nạn. Một số công nhân cho hay, chừng 20-30 người đang mắc kẹt ở tầng 28.
17h50, trời tối, khói vẫn bốc lên nghi ngút nhưng không có lửa phát ra. Cảnh sát đã kéo được điện xuống tầng hầm để dập tắt đám cháy tại đây. Nguyên nhân vụ hỏa hoạn có thể là do cháy vật liệu bảo ôn dưới tầng hầm.
17h35, vẫn còn một số người trên tầng thượng và 2 người ở ban công các tầng 9 và 29, vì nhà ở xa quá nên tôi chỉ nhìn thấy có như vậy. Ban nãy có khoảng 6-7 người xuống được bằng đường thang máy", một độc giả khác cho biết thêm.
17h30 phút, độc giả thông báo, hiện trường khu vực cháy khá hỗn loạn, hàng chục công nhân làm việc trên các tầng vẫn bị mắc kẹt. "Một xe thang được đưa đến để cứu công nhân. Một số người đã đập cửa kính để thoát ra ngoài đứng chờ. Tôi thấy ở tầng 19 có một người đang vẫy tay cầu cứu", độc giả chia sẻ.
Khoảng 16h chiều nay, người dân hốt hoảng khi thấy công trình xây dựng tháp đôi 29 và 33 tầng trên phố Cửa Bắc bốc khói đen. Đứng cách đám cháy chừng 500 mét, anh Thịnh chia sẻ qua đường dây nóng VnExpress: "Tôi thấy khói bốc lên từ tầng 7 hoặc tầng 10, và hiện bao trùm toàn bộ tòa tháp".
Một nhân viên văn phòng trên phố Trần Hưng Đạo cho biết thêm: "Đứng từ xa cũng có thể thấy khói ở tòa nhà này bốc lên rất cao". Thậm chí, đứng trên cầu Thăng Long, Long Biên, Chương Dương cũng có thể thấy được đám cháy.
Đám cháy khiến toàn bộ khu vực đường Yên Phụ ùn tắc, nhiều người hiếu kỳ đã đứng quanh hồ Trúc Bạch để theo dõi vụ cháy. Cảnh sát đang phong tỏa các tuyến phố lân cận để phân luồng giao thông.
Tòa tháp đôi cao 29 và 33 tầng này là Trung tâm Điều hành và Thông tin Viễn thông Điện lực Việt Nam (thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam). Sau khi hoàn thành tòa nhà này sẽ là trụ sở văn phòng làm việc cao cấp của Tập đoàn Điện lực với các tiện nghi sử dụng và trang thiết bị hiện đại bậc nhất tại Việt Nam.