Creative Corner

Thứ Ba, 27 tháng 12, 2011

thuật ngữ trong PR (tiếp theo) - phần 3

Speeches - Diễn văn: Khi được thực hiện tốt, một bài diễn văn có thể chuyển tải thông điệp của bạn như một diễn văn có sức lan toả mạnh mẽ. Điều này dễ nói hơn là làm, bởi vì những vấn đề lớn sẽ nảy sinh trong quá trình thực hiện. Bài diễn văn phải ngắn gọn, thú vị và được gắn kết công phu. Các chính trị gia hoặc những người đứng đầu các tập đoàn thường được kêu gọi phát biểu trước công chúng. Do đó, họ thường xuyên phải thuê những người chuyên viết diễn văn, những người biết tạo ra những thông điệp một cách hiệu quả để lôi kéo cảm xúc từ người nghe. Những chủ doanh nghiệp nhỏ có thể được mời phát biểu tại các trường đại học, trung học, trước các câu lạc bộ, các nhóm hoạt động hay tại bất kỳ một sự kiện nào. Nhưng đừng ngồi đấy và chờ được mời. Hãy chủ động và tình nguyện nói. 

Xuất hiện trước công chúng: Việc một đại diện của công ty bạn xuất hiện ở các sự kiện khác nhau rất có lợi cho công việc của bạn. Đó là một cách để tham gia vào cộng đồng, cho cộng đồng thấy sự quan tâm của công ty bạn và sự sẵn sàng mở rộng biên giới giao tiếp. Có rất nhiều nơi và sự kiện bạn có thể xuất hiện, như: ngày hội quyên góp và từ thiện, hội nghị chuyên đề cộng đồng, các buổi chiêu đãi, hội thảo thương mại và nhiều sự kiện khác, những sự kiện này được tổ chức quanh năm. Vấn đề là cần phải có một người có khả năng diễn thuyết để thể hiện công ty bạn quan tâm thế nào tới những gì đang diễn ra trong khu vực. 

Tổ chức một buổi họp báo chỉ cần thiết khi cần phải đưa ra một tuyên bố chính thức. Một hoặc hai đại diện của công ty sẽ phát biểu, đưa ra tuyên bố và giải thích những vấn đề liên quan và họp báo được tổ chức là để hỏi, trả lời và thảo luận với rất nhiều cơ quan báo chí. Người phát ngôn nên chuẩn bị kỹ lưỡng mọi vấn đề có thể được hỏi. Nói chung, người phát ngôn nên là người có khả năng nói tốt, duyên dáng và có thể giải quyết ổn thoả những câu hỏi tiêu cực một cách tích cực. Một quy tắc chung là đừng bao giờ tổ chức họp báo khi một bản thông cáo báo chí hoặc vài cú điện thoại có thể thực hiện thay nó mà vẫn đảm bảo được mục đích của bạn. 

Presentations - Thuyết trình: Một buổi thuyết trình cũng gần giống với một cuộc họp báo. Tuỳ thuộc vào phạm vi công việc của bạn, bạn có thể được yêu cầu nói trước một nhóm đồng nghiệp, khách hàng hoặc trước một câu lạc bộ. Mục đích của buổi thuyết trình là cung cấp thông tin chung và thông tin phụ trợ, bạn nên sử dụng càng nhiều phương tiện/thiết bị gây bắt mắt càng tốt. Bạn có thể chiếu một đoạn video hoặc film về công ty hoặc có thể là quảng cáo về công ty trên màn hình. Một buổi thuyết trình về cơ bản có phạm vi rộng hơn một cuộc họp báo vì họp báo chỉ chủ yếu tập trung vào một sự kiện hoặc một tuyên bố nào đó. Chuẩn bị phần thuyết trình bằng một bản tóm tắt nhanh về tất cả những gì bạn làm hoặc cung cấp cho khách hàng và liệt kê tất cả những việc bạn đã làm được.

Integrated marketing communication hay IMC là marketing truyền thông tích hợp hay marketing tổng lực, marketing hợp nhất. Có nghĩa là sử dụng đồng loạt nhiều công cụ trong marketing để tạo hiệu quả tổng lực. Bạn có thể tìm hiểu khái niệm này trong các tài liệu về marketing.

Product public relations là PR cho sản phẩm dùng để phân biệt với PR cho công ty, tổ chức,. hay con người.

Corporate Communication có thể hiểu là hệ thống giao tiếp của công ty đối với các nhân tố bên ngoài (ai có cách dịch trơn tru và hay ho hơn thì góp nhé). Nó cũng liên quan nhiều đến PR. Tôi đọc trong các tài liệu nước ngoài thì thấy nó bao gồm: Bao gồm các vấn đề văn hoá công ty, công cụ nhận diện công ty, tiểu cử công ty, quan hệ giữa các nhân viên công ty, mối quan hệ với báo chí, cách thức giải quyết khủng hoảng, các công cụ giao tiếp khác...

Tương tự marketing communication là tất cả các chiến lược, thủ thuật, hoạt động, nói chung cái để chuyển tải thông điệp đến khách hàng mục tiêu, có tính đến việc sử dụng các công cụ truyển thông.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét