Creative Corner

Thứ Hai, 16 tháng 1, 2012

Chuyện Về Quái Vật Khổng Lồ Biển Cát Bà (phần 3)


Bài 3: Hải quân Pháp đụng độ với quái vật khổng lồ biển Cát Bà
Tạp chí Forteantimes, một tạp chí chuyên viết về những hiện tượng kỳ lạ của Anh, mới đây đã công bố một tài liệu gây sốc: Trên hải phận biển Cát Bà (Việt Nam) đã từng xuất hiện loài rắn biển khổng lồ, và hải quân Pháp nhiều lần đã chạm chán chúng.
Theo tạp chí này thì vào cuối thế kỷ 19 đầu và giữa thế kỷ 20 nhiều tàu hải quân của Pháp đã gặp loài rắn khổng lồ trên ở cự li không xa. Thậm chí, năm 1936, hành khách trên chuyến bay của hãng hàng không Air France đã nhìn thấy loài rắn biển này từ trên cao, khi chúng làm những động tác uốn lượn trên mặt nước.
Nội dung của công bố trên nêu rõ, trong báo cáo của đại uý hải quân Lagresille (chỉ huy pháo thuyền Avalanche) thì tháng 7/1897, lần đầu tiên các thuỷ thủ trên thuyền chiến đã nhìn thấy hai con vật kỳ dị xuất hiện ở gần vịnh Hạ Long. Thân chúng dài khoảng 20m, đường kính thân chừng 2 - 3m. Chúng cử động bằng cách uốn lượn như rắn.
Sợ hãi, ngay lập tức các thuỷ thủ của thuyền chiến liên tiếp nã đại bác vào hai con vật. Thế nhưng, chỉ loạt đạn đầu tiên chúng đã lặn sâu xuống lòng đại dương. Ngày 24/2/1898, hai con vật tương tự trên lại xuất hiện trước mũi tàu. Ngay lập tức, đại uý Lagresille ra lệnh cho thuỷ thủ phóng tầu đuổi theo trong suốt 35 giờ đồng hồ. Khi khoảng cách với đôi quái vật chỉ còn khoảng 200m, đại uý Lagresille đã nhìn thấy rất rõ loài vật này. Đầu chúng giống đầu hải cẩu nhưng to gấp đôi.
Cũng theo tạp chí Forteantimes, vào sáng sớm ngày 12/2/1904, trong lúc đang tuần tra ở mỏm Con Cóc, đại uý Peron, thuyền trưởng tàu Chataurenault được báo: Phía trước tàu có một mỏm đá. Sau khi quan sát bằng ống nhòm Peron khẳng định đó không phải là mỏm đá mà là con vật khổng lồ. Ngay lập tức ông cho thuyền áp sát. Nhưng gần đến nơi thì con vật biến mất.

(Ảnh do nhà hải dương học Robert Le Serrec chụp năm 1965 ở Queensland - Úc)
Bởi quá tò mò, viên đại uý này đã lấy một ca nô nhỏ đuổi theo. Nhưng khi phóng vào gần đảo Cát Bà, ông lại nhìn thấy hai con vật trông hình thù gần giống loài cá chình khổng lồ. Da chúng màu xám, có những đốm vàng nhạt. Chúng chỉ xuất hiện trong tầm mắt Peron và những người ngồi trên ca nô ít phút rồi lặn sâu xuống biển.
Tiếp đó, trong bức thư được viết từ Hải Phòng đề ngày 18/3/1925 một thuỷ thủ của tàu hơi nước Saint - Francois - Xavier của Pháp gửi cho thuyền trưởng Lanessan kể lại rằng, trên đường tuần tra, ở hải phận Hải Phòng, cách tàu 10m, thuỷ thủ của tàu đã nhìn thấy 2 khối đen xì tựa mai rùa, một cái đầu to nhô lên khỏi mặt nước như đầu lạc đà, cắm trên cái cổ cao chừng 2,5 m. Thân hình con vật to như thung rượu, cuộn thành 5 vòng. Trên đốt cuộn thứ 4 là một vây cánh dài cỡ hơn sải tay người. Con vật xuất hiện suốt 15 đồng hồ, trước mắt cả người Âu, người Phi, người Hoa và cả người Việt. Những thuyền viên người Hoa còn tin rằng, trước mắt họ là một loài rồng biển.
Cũng theo tạp chí này, từ trước nhiều nhà đại dương học cũng ghi nhận, loài rắn biển khổng lồ đã từng xuất hiện ở nhiều nơi: Bắc Đại Tây Dương, Vịnh Persique, châu Đại Dương, vịnh Bắc Bộ, đảo Corse (Pháp). Nhiều bản tường trình, đặc biệt là những bản tường trình của các thuỷ thủ Pháp từ thời Pháp thuộc đều đề cập đến loài sinh vật khổng lồ này.

(Hình chụp của hải quân Pháp tại Cát Bà) 
Và, tài liệu về chúng, năm 1892, nhà nghiên cứu biển Oudemans đã xuất bản tại Anh một chuyên luận dày về các loài rắn biển khổng lồ, tổng kết từ 150 cuộc khảo sát diễn ra từ đầu thế kỷ 16. Nhà nghiên cứu này khẳng định, loài rắn biển này dài chừng 20 - 30m, đầu giống đầu hải cẩu, da trơn. Bình thường, chúng khá chậm và ít khi tấn công người. Tuy vậy, khi bị săn đuổi, chúng có thể tăng tốc đến gần 30 km/h.
Rắn khổng lồ chính là những “con quái vật” mà rất nhiều những ngư dân ở Cát Bà đã từng tận mắt nhìn thấy? Phỏng đoán này là hoàn toàn có cơ sở bởi trong từ điển các loài sinh vật sống ở đại dương, trừ cá mập, cá voi thì hiếm có loài nào có vóc hình to lớn tương tự.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét